Sự khác biệt giữa sinh mổ lần 1 và lần 2

Ngày nay việc sinh mổ đã trở nên khá phổ biến so với sinh thường. Với các trường hợp thai khó sinh, thai nặng cân, ngôi thai ngược, cơ thể người mẹ suy nhược… và một số lý do khác không thể sinh thường thì mẹ bầu thường chọn phương pháp an toàn là sinh mổ. Tuy nhiên giữa việc sinh mổ lần đầu và lần 2 có nhiều khác biệt.

1. Sinh mổ lần 2 có đau hơn lần 1 hay không?

Sinh mổ lần 2 có đau hơn lần đầu hay không phục thuộc vào rất nhiều yếu tố. Theo quy trình mổ thì sản phụ sẽ được giảm đau bằng cách gây tê tủy sống, tác dụng của nó chỉ kéo dài trong khoảng vài tiếng.

Sau khi hết thuốc tê, cảm giác đau của mỗi sản phụ là khác nhau. Các sản phụ chỉ được kê thêm thuốc giảm đau nếu cảm thấy đau nhức, đau kéo dài, và ảnh hưởng đến quá trình cho con bú.

Như vậy những suy nghĩ về việc “sinh mổ lần 2 đau hơn lần 1” là hoàn toàn không có căn cứ. Vậy nên các mẹ đừng để những lời đồn tiêu cực ảnh hưởng đến hành trình vượt cạn của mình. Để sinh mổ lần 2 trở nên nhẹ nhàng hơn các mẹ hãy giữ tinh thần thoải mái và chuẩn bị tâm lý thật vững vàng.
2. Sư khác nhau giữa sinh mổ lần đầu và lần 2
  • Tử cung bị tổn thương nhiều hơn, khó hồi phục hơn

Trước khi sinh nở, tử cung của người phụ nữ chưa chịu bất kỳ tổn thương nào và ở trạng thái tốt nhất. Nhưng sau khi mẹ bầu sinh mổ lần đầu thì đã có vết thương ở tử cung. Tuy rằng sau một thời gian, tử cung của mẹ sẽ từ từ phục hồi, nhưng trên tử cung sẽ luôn có sẹo. Nếu mẹ sinh mổ lần 2, tử cung sẽ bị tổn thương trở lại và tổn thương nghiêm trọng  hơn, nguy cơ khó có thai trở lại cao hơn. Do đó, các bác sĩ sản khoa thường khuyến cáo không quá ba lần sinh mổ. Và khoảng cách giữa hai lần sinh mổ trước và sau cũng phải đủ dài để tử cung có thêm thời gian phục hồi, tránh nguy hiểm khi mang thai.

  • Tăng độ khó của phẫu thuật

Các bác sĩ khi sinh mổ thường cần biết thông tin trước đó mẹ có sinh mổ hay không. Do đó, nếu mẹ đã từng sinh mổ mà sinh mổ lần nữa thì độ khó của ca mổ sẽ tăng lên và khả năng xảy ra nhiều rủi ro trong quá trình mổ cũng sẽ tăng lên vì bác sĩ cần phải khéo léo tránh vết mổ cũ, tách các lớp mỡ bụng cẩn thận hơn. Vì vậy, khi các bác sĩ mổ đẻ lần 2 cho mẹ cũng sẽ hết sức thận trọng. Nếu sơ suất, bất cẩn, có thể là một thảm kịch. Lúc phẫu thuật, thời gian phẫu thuật cũng sẽ lâu hơn rất nhiều so với lần đầu tiên.

  • Thời gian phục hồi sau sinh lâu hơn

Khi sinh mổ lần 2, trong quá trình mổ, lượng máu mất đi sẽ nhiều hơn lần đầu, sự hao hụt của các cơ quan trong cơ thể cũng nhiều hơn, quá trình tiêu hóa và năng lượng của cơ thể mẹ cũng lớn hơn rất nhiều. Vốn dĩ sinh mổ là một lần phẫu thuật rất lớn đối với cơ thể mẹ bầu, hao tổn sức khỏe nhiều hơn. Sau sinh mổ lần 2 của mẹ bầu, thời gian hồi phục của cơ thể sẽ lâu hơn, thể lực cũng giảm sút đáng kể.

3. Những lưu ý khi sinh mổ lần 2

  • Bạn nên giữ khoảng cách 3 năm trước khi sinh con thứ hai nếu lần đầu bạn sinh mổ. Nếu dưới 3 năm, nguy cơ bạn phải mổ trong lần sinh tiếp theo là cao hơn.
  • Bạn có thể tập luyện thể chất đơn giản và tham gia những bài tập vùng chậu, vùng lưng. Bạn có thể bắt đầu đi bộ nhưng tránh nâng vật nặng trong 40 ngày đầu của thai kỳ. Bạn có thể bắt đầu tập luyện thường xuyên dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên thể dục từ tháng thứ 4 của thai kỳ.
  • Sản phụ nên cho con bú từ ngày đầu tiên sau sinh. Việc làm này không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, ngược lại, lại mang lại nguồn dinh dưỡng quý giá đầu tiên đến cơ thể bé.
  • Tăng cân không phải do sinh mổ mà có thể do stress, ăn uống quá tùy tiện sau phẫu thuật. Tốt nhất là nên uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm lành mạnh và bắt đầu các bài tập thể dục cơ bản.
  • Chế độ ăn uống sau phẫu thuật: Trong 2 ngày đầu sau phẫu thuật nên ăn thức ăn mềm, tránh chất béo. Từ ngày thứ 3, có thể ăn thực phẩm rắn giàu sắt và chất xơ, vitamin C, bổ sung thêm hoa quả tươi, rau xanh, thịt nạc, sữa chua ít béo và các loại hạt, và uống đủ nước. Môt chế độ ăn lành mạnh và giàu dinh dưỡng có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe và tăng dinh dưỡng cho bé.
  • Bạn có thể bị stress nhiều sau khi sinh con, tình trạng này chỉ kéo dài trong một vài tuần. Nếu lâu hơn hãy gặp và nhờ tư vấn bác sĩ để có thể vượt qua cảm xúc lo lắng, bất an và vì sự an toàn của bé.
  • Cân bằng giữa việc chăm sóc con và hồi phục sức khỏe. Giữ ấm cơ thể, tránh hắt hơi và ho vì chúng có thể gây áp lực lên vết mổ. Không nên nằm ngửa, chỉ nên nằm nghiêng về một bên với sự giúp đỡ của người thân và giữ tay trên chỗ mổ để không bị thương. Nên ngủ trùng giờ với bé và nhờ người trông giúp.
  •  Nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ cao hơn khi bị béo phì vì bạn không hoạt động bình thường được trong vòng 24 giờ sau mổ.

Mặc dù sinh mổ có thể giúp mẹ khỏi những cơn đau khi sinh tự nhiên nhưng lại là một tổn thất lớn đối với cơ thể mẹ bầu. Đây cũng là nguyên nhân khiến hiện nay mỗi gia đình chỉ sinh 1-2 đứa con. Suy cho cùng, sau hai lần sinh mổ, việc nghĩ đến chuyện sinh thường lần nữa là điều gần như không thể.