Làm thế nào để giảm nghén khi mang thai?

Buồn nôn ốm nghén khi mang thai không chỉ khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn mà tình trạng này kéo dài còn làm cho mẹ suy nhược cơ thể, thai nhi hấp thu dinh dưỡng kém. Bỏ túi những kinh nghiệm giảm buồn nôn ốm nghén nhanh, an toàn, hiệu quả dưới đây sẽ giúp mẹ an tâm để có thai kỳ khỏe mạnh.

1. Nghén bầu là gì?

Nghén là tên gọi chung của nhóm triệu chứng khó chịu mà phụ nữ mang thai thường gặp phải từ khoảng tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ. Nghén khiến thai phụ bị buồn nôn, nôn, thay đổi khẩu vị, mệt mỏi, khó chịu,… Nghén thường biến mất khi thai phát triển sang tuần thai thứ 12 – 14 hoặc có thể kéo dài hơn.

Tuy nhiên ở khoảng 3% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng nghén nặng, gây hiện tượng nôn nặng, nôn liên tục không thể kiểm soát khiến mẹ không thể ăn uống và hấp thu được dinh dưỡng. Nghén thai thông thường và nghén nặng có những biểu hiện và ảnh hưởng khác nhau tới mẹ và bé. Biến chứng của nghén nặng vô cùng nguy hiểm với mức độ nghiêm trọng khác nhau với từng phụ nữ mang thai.

Có thể phân biệt ốm nghén thường với nghén bầunặng qua các đặc điểm phân biệt sau:

Ốm nghén

– Nôn vừa phải nên thức ăn vẫn giữ được trong dạ dày.

– Xuất hiện ở khoảng 80% thai phụ.

– Hiện tượng này sẽ giảm từ tuần thứ 12 – 20 của thai kỳ.

– Thai phụ không bị sút cân.

– Để hạn chế ốm nghén, thai phụ chỉ cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống.

Nghén nặng

– Nôn nhiều nên thức ăn trong dạ dày không giữ được, bị tống hết ra ngoài.

– Xuất hiện ở khoảng 1 – 3% thai phụ.

– Có nhiều chị em phụ nữ có thể nghén kéo dài suốt thai kỳ.

– Thai phụ có thể giảm từ 2 – 10kg.

– Trong trường hợp nghén nặng, cần phải dùng thuốc hoặc nhập viện để theo dõi.

Dấu hiệu nghén bầunặng phổ biến là: Ăn không ngon, cảm giác buồn nôn gần như thường xuyên, nôn nhiều hết tất cả thức ăn đã ăn (3 – 4 lần/ngày), cơ thể mất nước, chóng mặt, hoa mắt, ngất xỉu, giảm cân nặng nhanh chóng,… Trường hợp nghén nặng cần can thiệp y tế và theo dõi điều trị càng sớm càng tốt.

2. Cần làm gì để giảm nghén khi mang thai?

Với những giả thuyết về nguyên nhân nêu trên, nôn nghén dường như là điều tất yếu phải xuất hiện trong thai kỳ của bạn. Bởi vậy, nếu như buồn nôn và nôn là nhẹ, không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bạn thì việc áp dụng các biện pháp làm giảm nghén khi mang thai là không cần thiết. Sau đây là những điều bạn nên làm nếu tình trạng nôn nghén ảnh hưởng nhiều đến thai kỳ của bạn:

2.1. Các biện pháp giảm nghén khi mang thai không dùng thuốc

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, giàu dinh dưỡng

– Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ăn bữa phụ vào sáng, chiều.

– Luôn ăn bữa sáng đủ chất.

– Mẹ bầu nên bổ sung đa dạng các loại trái cây, rau củ giàu vitamin, calci…

– Tránh món ăn cay, mặn, có tính nóng, chứa nhiều caffein…Hoặc các món mà khi mang thai khiến mẹ bầu buồn nôn.

– Giảm cảm giác buồn nôn ốm nghén bằng cách sử dụng gừng, hương chanh, hương thảo, bạc hà giúp cải thiện nhanh.

– Ăn thêm bánh mì vào bữa phụ giúp cải thiện chứng buồn nôn ốm nghén.

– Cố gắng tiêu thụ ít nhất 1,5 lít chất lỏng hàng ngày. Bao gồm cả nước, đồ uống, canh rau củ,…Uống nước từng ngụm đúng cách.

Xây dựng thời gian biểu nghỉ ngơi hợp lý

Nghỉ ngơi nhiều hơn giúp chị em mang thai khỏe mạnh. Mẹ bầu hãy thả lỏng cơ thể, hít thở thật sâu. Bà bầu hãy lắng nghe cơ thể của mình. Khi cảm thấy mệt mỏi, mẹ hãy thử nằm xuống thư giãn. Trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu buồn nôn hoặc nôn ói thì thai phụ nên nằm nghỉ ngơi và chợp mắt một chút sẽ giúp giảm tình trạng này. Tránh làm việc quá sức gây suy nhược và căng thẳng đầu óc.

Phụ nữ mang thai hãy giữ phòng thông thoáng hoặc có quạt ở gần để thở dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn hãy dành thời gian ra ngoài để có được không khí trong lành.

Bấm huyệt tay

Khoa học chứng minh rằng khi ta tác động lực đến cổ tay thì não sẽ giải phóng ra chất hóa học có tác dụng làm dịu đi cơn buồn nôn, nôn hay sự khó chịu về mùi. Đây cũng là một mẹo giảm buồn nôn ốm nghén hiệu quả. Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là cần sự giúp đỡ của người có kinh nghiệm để bấm chính xác huyệt để đạt kết quả tốt nhất thay vì các mẹ bầu tự làm thực hiện.

Vận động nhẹ nhàng, vừa sức trong thai kỳ

Mẹ bầu có thể tự tạo cho chính mình thói quen đi bộ 30 phút mỗi ngày. Điều này sẽ giúp mẹ bầu vận động linh hoạt và khỏe mạnh hơn. Đồng thời cũng hỗ trợ giảm buồn nôn ốm nghén trong thai kỳ.

2.2. Các biện pháp giảm nghén khi mang thai có sử dụng thuốc

Lưu ý: Chỉ dùng các loại thuốc theo bác sĩ kê đơn.

3. Ốm nghén – Cần phải đến gặp bác sĩ khi bạn có các biểu hiện sau

– Sút cân, suy kiệt nghiêm trọng trong thời gian ngắn.

– Nôn nghén kéo dài sau thời kỳ 3 tháng đầu.

– Nôn nghén quá mức, khiến bạn không thể sinh hoạt bình thường được.

– Nôn nghén nặng kèm bụng lớn quá nhanh so với tuổi thai (gợi ý tình trạng chửa trứng).

– Đi tiểu lượng rất ít hoặc nước tiểu có màu đỏ sẫm.

– Chóng mặt hoặc ngất xỉu khi đứng dậy

Như vậy, giảm nghén khi mang thai góp phần mang lại cho phụ nữ một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh và thoải mái về tâm lý. Khi có bất kỳ lo lắng nào về việc nghén khi mang thai, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn về sức khỏe, tâm lý và chỉ định các biện pháp giúp giảm nghén khi mang thai.

Với những trường hợp nghén nặng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến ngộ độc thai nghén nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, trong 3 tháng đầu, thai phụ cần phải thận trọng trước từng bất thường nhỏ bởi đây là thời kỳ rất nhạy cảm, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Để chủ động bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé, thai phụ nên khám thai định kỳ đúng lịch.