Những vấn đề thường gặp trong việc ăn uống của trẻ nhỏ

Vấn đề về ăn uống khá phổ biến, ảnh hưởng đến gần một nửa số trẻ phát triển bình thường và đến 80% trẻ chậm phát triển. Thông thường hầu hết những vấn đề này không nghiêm trọng, đặc biệt nếu một đứa trẻ đang phát triển tốt về mặt tăng trưởng và phát triển. Sau đây là những những điều cần biết khi nuôi trẻ sơ sinh mà các bậc phụ huynh nên “nằm lòng”.

1. Trẻ tránh né việc ăn thức ăn mới

Đó là một sự thật. Rất nhiều bà mẹ phải thốt lên rằng trẻ em đúng là được sinh ra với thói quen từ chối đồ ăn mới. Để khắc phục tình trạng này bạn nên chi thực ăn mới thành những phần nhỏ, tập cho trẻ ăn từ từ với thức ăn mới để trẻ quen dần. Hoặc bạn có thể chế biến chúng thành những dạng quen thuộc. Ví dụ như con bạn quen ăn cà rốt xay nhuyễn thì bạn cũng có thể xay nhuyễn khoai lang để trẻ tập làm quen với khoai lang.

2. Lúc nào cũng để lại một đống lộn xộn

Cháo thì rơi trên sàn nhà, thịt vướng trên tóc? Xin chức mừng, em bé nhà bạn quả là có tính tự lập cao. Vào lúc 9 tháng tuổi, rất nhiều em bé muốn kiểm soát thời gian và địa điểm ăn uống. Chúng sẽ không ngồi yên một chỗ và để yên cho bạn đút, thay vào đó chúng muốn đi chỗ nọ chỗ kia để đỡ buồn chán. Đây chính là những bước quan trọng trong việc tìm hiểu học hỏi và sự tự lập của trẻ.

3. Nôn trớ, nôn mửa, trào ngược ở trẻ

Nôn trớ lượng ít là vấn đề hay gặp ở trẻ sơ sinh. Hệ tiêu hóa của trẻ vẫn đang phát triển. Em bé cũng có thể bị trào ngược thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Để giúp kiểm soát tình trạng trào ngược, hãy thử cho trẻ bú chậm hơn hoặc cho trẻ bú ít hơn trong mỗi lần, nới lỏng tã và giữ trẻ đứng thẳng sau khi ăn. Trào ngược hầu như tự khỏi mà không cần điều trị khi trẻ 12-14 tháng tuổi.

4. Trẻ không muốn!- Từ chối thức ăn.

Bạn mới cho con ăn một chút và chúng quay đầu, ngoạm vào thìa hoặc ngậm chặt miệng. Em bé thỉnh thoảng không chịu ăn vì nhiều lý do: Bé mệt, ốm, mất tập trung hoặc đã no. Không nên ép trẻ ăn – một trong những lưu ý khi nuôi trẻ, nhưng nếu bạn lo lắng hãy nói chuyện với bác sĩ.

5. Đối với trẻ kén ăn thì như thế nào?

Tuy trẻ kén ăn có thể diễn ra trong vài tuần, thậm chí hàng tháng nhưng hiếm khi kéo dài. Ward nói rằng trẻ trở thành một người kén ăn vì nhiều lý do. Khi trẻ không cảm thấy tốt nhất – như khi mọc răng – các loại thực phẩm quen thuộc sẽ mang lại cảm giác thoải mái hơn. Hoặc bé chưa sẵn sàng để thử một loại thức ăn mới. Hãy đảm bảo rằng bạn không cho trẻ ăn vặt chỉ vì đó là tất cả những gì chúng muốn ăn, sai lầm mà phụ huynh hay mắc phải khi chăm sóc trẻ. Hãy nấu cho trẻ thức ăn lành mạnh, và đứa trẻ đói cuối cùng sẽ ăn chúng.

6. Dị ứng và không dung nạp thực phẩm

Theo nghiên cứu có khoảng 8% trẻ em bị dị ứng thức ăn. Các triệu chứng trẻ dị ứng thức ăn gặp phải như phát ban, tiêu chảy, nôn mửa hoặc đau dạ dày có thể xuất hiện đột ngột. Mặc dù trẻ em có thể bị dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm nào, nhưng sữa, các loại hạt, trứng, đậu nành, lúa mì và hải sản là những thực phẩm hay gặp nhất.

Không dung nạp thực phẩm ở bé phổ biến hơn dị ứng gây đầy hơi, chướng bụng và đau bụng. Nếu bạn nghi ngờ các con bị dị ứng thực phẩm, hãy đến khám bác sĩ nhi khoa để lựa chọn các thực phẩm an toàn.

7. Colic – Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh

Cứ 2 trong 5 trẻ bị mắc hội chứng này trong nhiều giờ liền. Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh  có thể xảy ra ở trẻ 3 tuần tuổi và ít xuất hiện hơn khi trẻ được 3 tháng tuổi. Colic sẽ không ảnh hưởng đến khả năng thèm ăn hay khẳ năng mút sữa, bé chỉ cần thời gian để bình tĩnh lại trước khi ăn là sẽ ổn. Tuy nhiên nếu như trẻ nôn, tiêu chảy, sốt, sụt cân hoặc có máu hay chất nhầy ở phân thì bạn nên đưa bé đi khám. Đó không phải là những triệu chứng của hội chứng colic.

8. Tiêu chảy và táo bón

Tiêu chảy có thể dẫn tới mất nước rất nguy hiểm. Dấu hiệu của việc mất nước là khô miệng, giảm lượng nước tiểu và số lần đi tiểu, khóc không ra nước mắt, giảm cân, thờ ơ, mắt trũng.

Trẻ nhỏ ít khi bị táo bón và cũng khó có thể nói được về độ khó đi của trẻ vì nhu động ruột có thể rất khác nhau. Ví dụ trẻ bú sữa mẹ có thể chỉ đi đại tiện một lần một ngày. Dấu hiệu của táo bón ở trẻ có thể là phân cứng, kích thước phân lớn, gây ra đau đớn, có máu xung quanh phân. Trước khi quyết định khắc phục táo bón của trẻ  ở nhà bạn có thể ham khảo ý kiến của bác sỹ.

9. Thức ăn thừa và đau bụng

Thưc ăn thừa là nguyên nhân gây ra các vấn đề tiêu hóa như nôn, tiêu chảy…. Có thể là bạn cho trẻ ăn trực tiếp từ lọ đựng thực phẩm hoặc cũng có thể là bạn để lại thưc ăn thừa cho bữa khác sẽ dấn đến việc vi khuẩn từ miệng bé vào thức ăn và nó sinh sôi trên thưc ăn và sẽ gây bệnh khi em bé ăn lại thức ăn đó. Vì vậy đừng bao giờ cho trẻ aưn lại thưc ăn thừa từ bữa trước.

10. Trẻ lớn và đồ ăn vặt

Đôi khi bố mẹ là nguồn gốc gây ra vấn đề ăn uống cho trẻ. Ward nói: “Có một sự cám dỗ để cho trẻ lớn ăn cùng loại thức ăn mà bạn đang ăn. Nhưng đó không bao giờ là một ý kiến ​​hay nếu những gì bạn đang ăn là đồ không tốt cho sức khỏe.

Bạn nên lưu ý khi chăm sóc trẻ rằng sẽ khó thay đổi thói quen ăn uống không lành mạnh khi trẻ biết đi nếu bạn cho trẻ ăn thức ăn giàu chất ngọt, mặn hoặc béo từ sớm.

11. Thực phẩm nên tránh cho trẻ

Hệ tiêu hóa chưa phát triển của trẻ không thể đối phó với một số loại thức ăn mà cơ thể của người lớn có thể. Ví dụ, mật ong có thể dẫn đến ngộ độc thịt ở trẻ sơ sinh, có thể gây tử vong. Luôn tránh xa các loại thực phẩm có nguy cơ gây nghẹt thở như bỏng ngô, xúc xích, trái cây và rau sống, nho khô và thịt hoặc bánh pho mát.

12. Khi nào cần nhận lời khuyên của bác sĩ nhi khoa

Vì rất nhiều thứ gây ra các vấn đề về chế độ ăn uống của trẻ, sẽ tốt hơn nếu bạn nói chuyện với bác sĩ để nhận được sự tư vấn đầy đủ của chuyên gia. Hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa ngay lập tức nếu con bạn bị sụt cân, nôn mửa, tiêu chảy, mất nước, táo bón hay trẻ bị trào ngược. Bạn không nên cảm thấy ngại khi nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào.