Trẻ bị khò khè: nhận diện dấu hiệu bất thường

Trẻ bị khò khè khó thở khi xuất hiện tiếng thở bất thường xảy ra nguyên nhân do trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ). Đặc biệt, tình trạng trẻ bị khò khè, khó thở thường gặp ở trẻ dưới 2-3 tuổi vì phế quản (cuống phổi) có kích thước còn nhỏ lại dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm ( 30 – 40% trẻ còn bú mẹ có triệu chứng này ).

1. Cách nhận biết trẻ em bị thở khò khè

Tiếng thở khò khè bất thường có âm sắc trầm khác biệt, cha mẹ hãy chú ý lắng nghe, nhất là giai đoạn trẻ thở ra. Khi áp sát tai vào gần miệng trẻ, có thể thấy tiếng khò khè ở trẻ giống như tiếng ngáy hay tiếng nhạc. Nếu thở khò khè kèm theo khó thở, âm thanh sẽ nặng nề, kéo dài, trẻ phải gắng sức để thở.

Song cũng có những trường hợp tiếng thở khò khè nhỏ hoặc không rõ ràng nên không thể nhận biết bằng tai nghe thông thường. Nếu nghi ngờ triệu chứng, bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để phóng đại nghe rõ âm thanh hơn, tiếng thở khò khè qua ống nghe là tiếng ran rít hoặc ran ngáy.

Trẻ bị thở khò khè rất dễ nhầm lẫn với tiếng thở khó do tắc mũi khi cảm cúm, nghẹt mũi. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh, kích thước lỗ mũi nhỏ và hệ hô hấp nhạy cảm nên nguy cơ viêm đường hô hấp, tắc lỗ mũi rất cao. Để phân biệt, cha mẹ có thể dùng nước muối nhỏ mũi từ 2 – 3 giọt, nếu do tắc nghẽn đường mũi thì chất nhầy lưu thông sẽ trả về tiếng thở bình thường, âm thanh êm và dễ nghe hơn. Ngược lại tiếng thở khò khè không cải thiện thì cần theo dõi, đưa trẻ đi khám tìm nguyên nhân khác.

2. Nguyên nhân gây ra khò khè ở trẻ

  • Dị ứng: Các chứng dị ứng có thể khiến cơ thể bé tiết ra một số chất, chính các chất này gây ra sự co thắt các khí phế quản, là nguyên nhân gây khiến cho trẻ sơ sinh bị khò khè, vì vậy khi bé của mẹ tiếp xúc với một trong số các chất gây ô nhiễm không khí hoặc thử một loại thức ăn mới,… dị ứng có thể xảy ra. Tuy nhiên, dị ứng thường không phổ biến ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.
  • Viêm tiểu phế quản: Là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới có thể xảy ra, đặc biệt phổ biến ở trẻ sơ sinh trong những tháng mùa đông. Viêm tiểu phế quản  thường do virus gây ra. Viêm tiểu phế quản thường có các triệu chứng ban đầu tương tự như cảm lạnh thông thường, nhưng sau đó bé sẽ có ho, thở khò khè và đôi khi khó thở và cần phải nằm viện.
  • Hen suyễn: Đôi khi trẻ sơ sinh bị khò khè là dấu chỉ báo hen. Điều này có thể xảy ra nhiều hơn nếu bố mẹ của bé hút thuốc lá hoặc có tiền sử hen suyễn, hoặc nếu mẹ bé hút thuốc khi đang mang thai bé. Khò khè không có nghĩa là bé bị hen, nhưng nếu bé có những cơn thở khò khè liên tục, bác sĩ có thể làm một số xét nghiệm chẩn đoán. Bác sĩ thường hay chẩn đoán viêm phế quản dạng hen và có thể khuyên dùng thuốc hen để xem tình trạng của bé có cải thiện hay không.
  • Những nguyên nhân khác: hiếm gặp hơn, trẻ sơ sinh bị khò khè có thể cho biết sự hiện diện của một bệnh mãn tính hoặc bẩm sinh, như xơ nang (cystic fibrosis). Viêm phổi hoặc ho gà cũng có thể  làm bé thở khò khè.
  • Mềm sụn thanh quản là một bất thường bẩm sinh của sụn thanh quản là lý do hay gặp làm trẻ sơ sinh bị khò khè, chiếm khoảng 60% các bất thường bẩm sinh của thanh quản. Bệnh gây nên tiếng thở rít trên lâm sàng, bé trai gấp 2 lần bé gái. Nguyên nhân thường gặp là do mềm các cấu trúc thượng thanh môn làm xẹp thanh quản vào trong ở thì hít vào, gây tắc nghẽn đường hô hấp trên. Đặc biệt có mối liên quan giữa mềm sụn thanh quảnvà trào ngược dạ dày thực quản. Hiện vẫn chưa rõ đâu là nguyên nhân đâu là hậu quả, có đến 80-100% bé bị chứng mềm sụn thanh quảncó kèm trào ngược dạ dày thực quản.

3. Trẻ bị khò khè có nguy hiểm không?

3.1. Khò khè có âm thanh phát ra như tiếng huýt sáo

Tình trạng tắc nghẽn ở mũi sẽ làm cho trẻ bị khò khè khó thở cơ âm thanh như tiếng huýt sáo khi thở. Mũi của trẻ thường có lỗ thông khí nhỏ nên chỉ cần có một ít nước nhầy hay sữa bột cũng có thể làm cho lỗ thông khí thu hẹp lại, cản trở không khí ra vào đường thở và gây ra những âm thanh lạ như tiếng huýt sáo ở thì hít vào và thở ra. Khi bạn thông mũi sạch sẽ cho bé, tiếng thở khò khè hay tiếng huýt sáo này sẽ không còn.

3.2. Trẻ bị khò khè có âm thanh phát ra có tiếng khàn khàn

Tình trạng tắc nghẽn ở thanh quản do nước nhầy thường khiến trẻ bị khò khè phát ra âm thanh khàn khàn khi thở. Đây thường là dấu hiệu của bệnh viêm thanh khí phế quản – chứng bệnh gây phù nề thanh quản, khí quản, làm cho đường dẫn khí dưới dây thanh âm bị hẹp đi, khiến hơi thở trở nên nặng hơn.

3.3. Trẻ thở khò khè

Trẻ sơ sinh thở khò khè thường là dấu hiệu của tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp dưới hay những căn bệnh như viêm phế quản, viêm phổi hay hen suyễn. Ngoài ra, những trường hợp trẻ bị khò khè dai dẳng có thể do dị vật đường thở, dị tật bẩm sinh ở phế quản hay phế quản bị chèn ép.

3.4. Trẻ thở dốc

Trẻ bị viêm phổi có thể thở nhanh và thở dốc bất thường. Bệnh này do các virus hay vi khuẩn gây nên sự tích tụ các chất lỏng bên trong các phế nang. Khi bé bị viêm phổi, đôi khi bạn sẽ thấy bé thở dốc kèm theo các triệu chứng như xanh tím và ho dai dẳng.

4. Cần làm gì khi trẻ bị khò khè?

  • Bạn có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho bé rồi hút sạch mũi cho bé. Nếu trẻ bị khò khè khó thở do nghẹt mũi, cháu sẽ thở dễ hơn, cháu vẫn tươi chơi, bú được, ngủ được và lên cân đều đặn.
  • Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, cần đưa trẻ khò khè khó thở đến bệnh viện ngay vì đây là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này.
  • Khi trẻ bị khò khè khó thở kéo dài, dai dẳng (trên 4 tuần), cần cho trẻ đến khám bệnh viện chuyên khoa vì nhiều trường hợp cần phải làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu để xác định chẩn đoán (chụp X quang, siêu âm, đo hô hấp ký, chụp CT ngực, nội soi đường hô hấp, …)
  • Bạn không nên tự ý dùng thuốc, kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đờm, kháng viêm,… để điều trị bệnh cho trẻ vì có thể sẽ không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ bị khò khè khó thở nhiều hơn, bệnh nặng hơn.
  • Ngoài ra nếu trẻ bị khò khè khó thở có kèm sốt, ho, thở nhanh bạn cần cho cháu đi khám bệnh.

Để tránh tình trạng trẻ bị khò khè, cha mẹ nên bổ sung thêm một số thực phẩm hỗ trợ có chứa thành phần lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,… giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, cảm cúm,…

Lysine rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ, Lysine thúc đẩy sản xuất men tiêu hóa để kích thích trẻ ăn ngon hơn và tiêu hóa dễ dàng, hiệu quả, gia tăng chuyển hóa thức ăn, hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Tăng cường Lysine cho bé giúp cơ thể tạo kháng thể, phát triển sức đề kháng giúp làm giảm ho, loãng đờm ở trẻ.