Nhiễm trùng tiết niệu khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách phòng tránh

Nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai là dạng viêm nhiễm không phải hiếm gặp, thường gây nhiều khó chịu song có thể điều trị mà không để lại biến chứng nguy hiểm gì. Theo thống kê, có khoảng 8% phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng đường tiểu có thể ở dạng có triệu chứng hoặc không có triệu chứng.

1. Nguyên nhân gây nhiễm trùng tiết niệu khi mang thai

Tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn E.coli, khi bị đào thải ra ngoài qua phân chúng là nguyên nhân gây bệnh chính của các cơ quan khác gần hậu môn bao gồm đường tiết niệu và âm đạo.

Khi mang thai do khối lượng cơ tử cung tăng lên chèn ép vào đường tiết niệu gây chèn ép, ứ đọng nước tiểu. Nước tiểu có xu hướng bị trào ngược từ bàng quang lên niệu đạo tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.

Thói quen uống ít nước gây cô đặc nước tiểu, nước tiểu ứ đọng và trào ngược dễ gây viêm đường tiết niệu.

Ngoài ra, vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo gây viêm niệu đạo nếu không được điều trị sẽ có thể xâm nhập vào bàng quang gây viêm bàng quang và qua đường niệu quản gây viêm thận bể thận.

2. Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai

Với trường hợp có triệu chứng, thai phụ mới có thể phát hiện và đa phần trường hợp này mới được chẩn đoán và điều trị. Đôi khi nhiễm trùng đường tiểu đường phát hiện vô tình trong quá trình kiểm tra sức khỏe, sàng lọc trước khi sinh.

2.1. Triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu thường thể hiện ít triệu chứng và khó nhận biết hơn ở phụ nữ nữ mang thai, ngoài ra còn dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh và cơ quan bị nhiễm trùng.

  • Đau và nóng rát khi đi tiểu.

  • Nước tiểu đục, có mùi hôi, có chất nhầy hoặc thậm chí nước tiểu lẫn máu.

  • Sốt, thường xuyên ớn lạnh và đổ mồ hôi.

  • Cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên.

  • Đau vùng bụng dưới và khu vực bàng quang.

  • Đau lưng.

  • Buồn nôn, ói mửa.

Khi có triệu chứng nghi ngờ, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện một vài xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh.

2.2. Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai

Các xét nghiệm sau sẽ chẩn đoán chính xác nhiễm trùng đường tiểu, cơ quan mắc bệnh và mức độ bệnh:

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu nếu phát hiện vi khuẩn, tế bào bạch cầu và hồng cầu thì khả năng cao mẹ đã bị nhiễm trùng đường tiểu. Tuy nhiên một số yếu tố có thể khiến kết quả sai lệch, vì thế nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước rửa phụ khoa, lấy nước tiểu giữa dòng để xét nghiệm.

Cấy nước tiểu

Đôi khi xét nghiệm phân tích nước tiểu không tiết lộ đầy đủ thông tin bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm cấy nước tiểu và dựa vào đó để kê đơn điều trị.

3. Thai phụ điều trị nhiễm trùng như thế nào?

Với cả 2 loại nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ có thể chỉ định mẹ dùng kháng sinh an toàn cho thai kỳ. Thai phụ cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, uống đúng và đủ liều.

Nếu là nhiễm trùng thận thì thai phụ sẽ phải nhập viện để điều trị, được theo dõi sát sao và làm các xét nghiệm giúp đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn, chức năng thân, làm siêu âm để kiểm tra sức khỏe thai, tình trạng hệ tiết niệu.

Mặc dù kháng sinh hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng đường tiểu, tuy nhiên thai phụ được khuyên nên ưu tiên kết hợp với biện pháp chăm sóc tự nhiên để đẩy lùi bệnh, phòng ngừa tái phát như:

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước rất tốt cho đường tiểu, nó khiến bạn đi vệ sinh nhiều hơn và vì thế đường tiểu đường làm sạch tốt hơn, hạn chế vi khuẩn gây bệnh.

Bổ sung Vitamin C

Ăn nhiều thực phẩm chứa Vitamin C là cách giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, giúp chống lại nhiễm trùng tự nhiên. Vì thế mẹ bầu nên tăng cường bổ sung Vitamin C từ các loại hoa quả như: chanh, ổi, cam, cà chua, ớt chuông, quả mọng,…

Nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai thường không gây ảnh hưởng đến thai nhi, trừ khi vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng thận. Tuy nhiên nguy cơ này sẽ được kiểm soát nếu điều trị sớm.

 4. Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu ở bà bầu. Tuy nhiên, cần cân nhắc và lựa chọn phương pháp phù hợp để không gây ảnh hưởng tới thai nhi.

Có thể sử dụng một số loại thuốc kháng sinh như:

– Kháng sinh nhóm Beta-lactam: đây là một nhóm kháng sinh rất an toàn, phù hợp cho các bà bầu.

– Nitrofurantoin: đây là loại kháng sinh rất tốt cho phụ nữ mang thai. Thuốc này được sử dụng để điều trị viêm đường tiết niệu mẹ bầu.

Ngoài ra, cần thường xuyên thăm khám, kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe thai nhi. Tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để không xảy ra những hệ lụy không mong muốn.

Lưu ý: thông tin về các loại thuốc điều trị nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần thăm khám cụ thể với bác sĩ chuyên khoa.

5. Cách phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu cho mẹ bầu

Để tránh bị viêm đường tiết niệu khi mang thai gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, các thai phụ nên tuân thủ những lời khuyên giúp ngừa bệnh hiệu quả như sau:

  • Uống đủ nước mỗi ngày theo cân nặng và điều kiện sinh hoạt
  • Vệ sinh vùng kín bằng dung dịch dịu nhẹ và dùng khăn bông thấm khô từ trước ra sau
  • Đi tiểu thường xuyên để tống đẩy nước ra khỏi bàng quang
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, bằng chất liệu thấm hút mồ hôi
  • Hạn chế tắm bằng bồn
  • Phòng tránh tình trạng viêm đường tiết niệu sau khi quan hệ bằng cách vệ sinh vùng niệu đạo sạch sẽ trước và sau quan hệ tình dục
  • Tránh uống rượu, thức ăn cay nóng và đồ uống chứa caffeine
  • Tuân thủ lối sống cân bằng, khoa học để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
  • Xét nghiệm nước tiểu trước khi mang thai để đề phòng tình trạng viêm đường tiết niệu không có triệu chứng.