Kẽm đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, nhưng cơ thể không tự sản sinh ra kẽm. Do đó, các mẹ nên bổ sung kẽm cho con qua thông qua chế độ ăn uống hằng ngày. Vậy ăn gì để bổ sung kẽm cho trẻ?
1. Vai trò của kẽm
Trong cơ thể con người, kẽm là nguyên tố vi lượng không thể thiếu cấu tạo lên các cơ quan cũng như tham gia vào quá trình sinh tổng hợp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Kẽm là nhân tố giúp tăng sản sinh tế bào từ giai đoạn bào thai đến khi trẻ bắt đầu bước vào thời gian đi học. Vì vậy, mẹ mang thai cần phải được bổ sung kẽm đầy đủ để thai nhi có thể phát triển bình thường về mặt sinh học. Nguyên tố kẽm tham gia cấu trúc tới hơn 80 loại enzyme của các hệ thống đồng hóa, thủy phân, vận chuyển và tham gia các phản ứng gắn kết chuỗi DNA, xúc tác cho các phản ứng sinh năng lượng.
Kẽm có vai trò quan trọng trong các quá trình sinh tổng hợp diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình tổng hợp và phân giải acid nucleic, protein. Vì vậy, dù chỉ có một lượng nhỏ trong cơ thể nhưng nếu thiếu hụt kẽm, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện những biểu hiện bệnh lý bất thường. Sau đây là một số vai trò quan trọng của kẽm đối với cơ thể con người:
- Kẽm có vai trò quan trọng trong các vùng vỏ não, hồi hải mã và bó sợi rêu… Trẻ bị thiếu kẽm sẽ gây ra các vấn đề về rối loạn thần kinh, bệnh tâm thần phân liệt
- Kẽm giúp điều hòa các chất vận chuyển thần kinh, nếu thiếu kẽm sẽ dẫn đến hiện tượng rối loạn tập tính
- Thiếu kẽm khiến quá trình vận chuyển canxi vào não bị hạn chế, dễ gây cáu gắt
- Kẽm có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nội tiết tố tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến sin dục. Thiếu kẽm khiến cơ thể kém thích nghi với các biến đổi từ bên ngoài
- Thiếu kẽm khiến tóc và móng trở nên xơ cứng, tóc dễ rụng, móng tay chân dễ gãy, da khô sạm và có bớt trắng trên da
- Thiếu kẽm dẫn đến tình trạng chán ăn, ăn không ngon, mất cảm giác của vị giác và khứu giác
- Cơ thể không được bổ sung đầy đủ kẽm khiến hệ miễn dịch bị giảm khả năng chống chọi với vi khuẩn, trẻ hay bị ốm vặt và lâu khỏi
2. Những thực phẩm giàu kẽm cho trẻ
2.1 Hàu – Hải sản chứa lượng kẽm dồi dào
Hàu là một loại hải sản đứng đầu trong top những thực phẩm giàu chất kẽm, nhưng lại ít calo. Cụ thể, 6 con hàu chứa các thành phần dinh dưỡng bao gồm: Kẽm 32 mg, sắt 42 gam, protein, vitamin, axit béo omega-3, khoáng chất,…. Một khẩu phần ăn với 100 gram hàu thì đã bổ sung kẽm cho trẻ lười ăn hơn 75% nhu cầu hằng ngày cho cơ thể của trẻ.
Đối với thực phẩm này để giữ trọn vị ngon ngọt, bạn nên nấu cháo hoặc đem nướng.
2.2 Thịt – Thực phẩm có nhiều kẽm
Thịt bò là một thực phẩm phổ biến ở Việt Nam, được mọi người ưa thích và có thể chế biến theo nhiều kiểu khác nhau. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng trong thịt bò cũng chứa rất nhiều kẽm. Ví dụ, 100 gram thịt bò nấu chín đã chứa tới 12,3 mg kẽm. Ngoài kẽm ra, thịt bò còn bao gồm một lượng lớn protein và vitamin B12, giúp các tế bào máu và hệ thần kinh hoạt động tốt nhất. Thịt bò có chứa kẽm tăng hấp thu cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon hơn, cải thiện vị giác của bé. Tuy nhiên bạn không nên ăn loại thịt đỏ này quá nhiều trong tuần để tránh các bệnh tim mạch và tiểu đường.
Ngoài thịt bò, thịt heo nạc hay thịt gà cũng là một món ăn lý tưởng nên có trong thực đơn của trẻ lười ăn. Nguyên nhân là bởi 100 gam thịt heo nạc đã qua chế biến cung cấp tới 5 mg kẽm; trong khi đó thịt gà chứa nguồn dinh dưỡng cao, nổi bật là kẽm. Ví dụ, 85 gram thịt ở phần đùi của gà đã chứa 3,8 mg loại khoáng chất này.
Các nguyên liệu trên đều rất dễ mua và có thể chế biến đa dạng, như món thịt bò xào hành tây, hay gà hầm bắc thảo và sườn xào chua ngọt,… Vì vậy để bổ sung kẽm cho trẻ lười ăn, khắc phục tình trạng kén ăn, lấy lại được cảm giác ngon miệng ở trẻ, mẹ nên tận dụng nguồn thực phẩm bổ dưỡng này.
2.3. Động vật giáp xác giàu khoáng chất kẽm
Ngoài hàu thì cua, tôm, sò, hến… cũng là những loại hải sản điển hình giàu chất dinh dưỡng kẽm. Ví dụ: Một con cua biển xanh đã chứa hơn 4,6 mg lượng kẽm. Không chỉ có kẽm ra, thịt cua còn bao gồm protein cùng các vitamin khác. Thịt cua giàu chất dinh dưỡng giúp tim và cơ bắp của trẻ hoạt động tốt nhất.
Cách chế biến nguyên liệu này cũng rất đơn giản, mẹ có thể trổ tài với món súp cua, cua hấp,…Với màu sắc bắt mắt và nổi bật sẽ giúp trẻ có hứng thú hơn trong lúc ăn. Tuy nhiên, lượng kẽm trong các con động vật có giáp xác rất là lớn nên bố mẹ cần lưu ý chỉ cho con ăn khẩu phần thích hợp để bổ sung kẽm cho trẻ lười ăn an toàn và hiệu quả nhất.
2.4. Các loại đậu, hạt giàu chất dinh dưỡng cho bé
Các loại đậu là ý tưởng không tồi nên có trong thực đơn của trẻ biếng ăn. Họ đậu giàu chất xơ, chất sắt và kẽm. Những loại đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh, đậu trắng,… còn có màu sắc nổi bật, giúp kích thích thị giác của trẻ, trẻ ăn ngon hơn.
Các loại hạt như hạt bí, hạt kê, hạt điều, hạt chia, đậu phộng,… cũng là một trong những thực phẩm giàu kẽm. Đứng đầu bảng xếp hạng là hạt điều. Với lượng kẽm dồi dào, chỉ 100g hạt điều đã có tới 5,6 mg hay 37% là kẽm. Các loại hạt khác cũng chứa một lượng lớn kẽm, gồm hạt thông (12% ĐV), 0,9mg trong mỗi 31,1g hạnh nhân, hồ đào (9% ĐV), đậu phộng và quả óc chó (6% ĐV) và hạt dẻ (5% ĐV),….những loại hạt này mẹ có thể cho bé ăn kèm sữa chua hoặc ăn bữa phụ.
2.5. Ngũ cốc giàu giá trị dinh dưỡng kẽm
Công dụng của ngũ cốc không còn xa lạ gì đối với chị em phụ nữ, nhưng mẹ có biết rằng ngũ cốc chính là thực phẩm thứ 6 trong danh sách những món bổ sung kẽm cho trẻ lười ăn.Lượng kẽm chứa trong 100 gram ngũ cốc là 52mg; 62g yến mạch chứa khoảng 0,9 mg kẽm; tương tự, 62g gạo nâu sẽ có 0,6 mg kẽm. Bạn cũng có thể sử dụng mầm lúa mì giàu chất kẽm nhất để chế biến các món súp hay bánh mì nhằm bổ sung kẽm cho trẻ lười ăn vào bữa sáng.
2.6. Rau củ quả là thực phẩm giàu kẽm tăng hấp thu cho trẻ
Rau là một loại thực phẩm quen thuộc, luôn có trong mỗi bữa ăn của gia đình. Những không phải ai cũng biết rau chứa hàm lượng kẽm dồi dào. Một số rau củ quả như nấm, bông cải xanh, rau chân vịt, đậu Hà Lan, cải bó xôi, măng tây và tỏi rất giàu kẽm cũng như vitamin và khoáng chất. Trong 125g rau củ các loại như nấm, măng tây… có chứa khoảng 0,5mg kẽm. Ngoài ra, ngô cũng cung cấp tới 0,7mg và khoai tây hay bí ngô cũng đã chứa 0,6 mg loại dưỡng chất này. Đây sẽ là những nguồn thực phẩm quan trọng để bổ sung kẽm cho bé lười ăn mà lại không chứa quá nhiều calorie.
Trái cây cũng là loại thực phẩm chứa một lượng kẽm phong phú. Trong đó, đứng đầu danh sách được các chuyên gia khuyến khích là lựu với hàm lượng 3 mg kẽm/ quả. Trái bơ cũng giàu dinh dưỡng không kém với 1,3 mg kẽm trên mỗi quả. Theo thị hiếu của trẻ nhỏ, bơ còn được coi là “siêu thực phẩm” trong giai đoạn ăn dặm.
Trên đây là các thực phẩm giúp trả lời cho câu hỏi ăn gì để bổ sung kẽm cho trẻ, góp phần làm giàu thêm cẩm nang làm mẹ của bạn trong việc nuôi dạy trẻ lười ăn. Các bậc phụ huynh cần lên thực đơn rõ ràng và khoa học để bổ sung kẽm tăng hấp thu cho trẻ.
Bên cạnh đó, bé cũng nên được bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),… để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt cũng như ít gặp các vấn đề tiêu hóa.