Các bậc cha mẹ hãy đọc và tham khảo các kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ dưới 1 tháng tuổi sau đây để chăm sóc trẻ đúng cách. Trong 28 ngày đầu, trẻ đang ở trong thời kỳ chu sinh, các nguy cơ nguy hiểm cho trẻ sẽ giảm dần nếu như cha mẹ chăm sóc trẻ đúng cách.
kiến thức Chăm sóc trẻ nhỏ khi bú sữa
Phản xạ của trẻ sơ sinh còn rất non nớt, nếu không có sự hỗ trợ từ mẹ thì bé rất dễ bị ọc sữa hay nôn trớ rất nguy hiểm. Để khắc phục vấn đề này, khi cho trẻ bú, mẹ cần thực hiện đúng thao tác, bế đứng và khum tay vỗ nhẹ phía sau lưng sau khi ăn để trẻ không bị sặc.
Khi ngủ, nên để phần đầu của trẻ cao hơn một chút hoặc cho trẻ nằm nghiêng để tránh trường hợp bị sặc. Tuyệt đối không để trẻ nằm sấp vì trẻ có thể bị ngạt thở.
kiến thức Chăm sóc trẻ nhỏ khi tắm
Trước khi đi tắm, bạn nên chuẩn bị đầy đủ khăn, tã, quần áo, nước tắm, thuốc nhỏ mắt, mũi,… để đảm bảo trẻ được giữ ấm ngay sau khi tắm xong. Nơi tắm cũng phải kín gió và không nên tùy tiện sử dụng các loại lá để tắm cho trẻ. Nếu trời lạnh, không cần tắm cho trẻ hàng ngày.
Rốn là bộ phận rất dễ nhiễm trùng với trẻ sơ sinh, nên cha mẹ cần chăm sóc rốn cho trẻ hàng ngày. Mỗi khi tắm xong, chỉ cần vệ sinh rốn bằng nước muối sinh lý rồi lau khô là được. Nếu muốn trẻ mau rụng rốn thì cần để rốn thông thoáng, không nên bôi hay sử dụng hóa chất để rửa rốn cho trẻ.
Quấn tã và đội mũ cho trẻ
Không nên quấn tã quá chặt vì điều này sẽ khiến trẻ bị nóng, khó chịu và bí bách. Quấn tã chặt con khiến khớp háng của trẻ bị buộc phải duỗi thẳng và hướng về phía trước làm ảnh hưởng đến sự phát triển chân sau này.
Cha mẹ cũng không nên đội mũ cho trẻ cả ngày lẫn đêm dù là trời lạnh. Trẻ nhỏ thường thoát nhiệt qua da đầu, việc đội mũ thường xuyên sẽ khiến trẻ bị nóng, ngứa ngáy và quấy khóc. Nếu trời nóng thì bạn chỉ cần đội mũ che phần thóp của bé vào ban đêm khi ngủ hoặc khi ra ngoài.
kiến thức Chăm sóc trẻ NHỎ và vệ sinh da, mắt, mũi và lưỡi
Các giác quan của trẻ sơ sinh còn rất non nớt, chính vì thế chúng cần được bảo vệ và chăm sóc cẩn thận. Cần chú ý:
– Không để trẻ nhỏ tiếp xúc với mỹ phẩm, xà phòng thô.
– Thay tã ngay khi trẻ làm ướt.
– Sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ cho trẻ nhỏ để tránh làm da bé bị hăm đỏ do phân, nước tiểu kích thích.
– Giữ cho làn da trẻ có độ ẩm phù hợp.
– Không để mắt trẻ tiếp xúc với hóa chất, nếu trẻ bị chảy nước mắt, xuất hiện ghèn thì chỉ cần vệ sinh bằng nước muối sinh lý.
– Dùng khăn mặt riêng và sạch sẽ để lau mặt cho bé.
– Vệ sinh các bộ phận như mũi, lưỡi hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
Các bậc phụ huynh cần phải trang bị cho mình các kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ cơ bản ngay từ ban đầu để tránh việc bỡ ngỡ. Khoảng thời gian 0-5 tuổi cũng là tiền đề quan trọng nhất để con yêu phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.
Đây là giai đoạn chuyển tiếp vô cùng quan trọng, đòi hỏi trẻ phải thích nghi với môi trường sống từ bụng mẹ đến bên ngoài. Nguyên nhân của những thay đổi trong thời kỳ này có thể sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ về sau.
Chính vì vậy, cha mẹ cần nắm được những kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ sau đây để áp dụng vào việc theo dõi con qua các đặc điểm về sinh lý, bệnh lý của trẻ để có sự chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị đúng cách.
Kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ cơ bản nên biết
1. Lợi ích của sữa mẹ
Điều đầu tiên cũng là một trong những điều quan trọng khi bàn về kiến thức chăm sóc trẻ, có thể ví von bầu sữa mẹ như một “nhà máy”, nó chẳng hề rộng lớn, nhưng lại là nơi sản xuất sữa chất lượng và vô tận cho con trẻ nhất thế giới.
Như một nguồn thức ăn tự nhiên cho trẻ, sữa mẹ hội tụ đủ các thành phần dinh dưỡng với tỉ lệ phù hợp với hệ tiêu hóa và hấp thụ của trẻ. Không những thế sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch chống lại nhiều bệnh khác nhau (suy dinh dưỡng, béo phì, bệnh lý về tim mạch, bệnh mãn tính,…)
Xem thêm: Nuôi dạy con theo khoa học đúng cách là như thế nào?
Sữa mẹ mới là nguồn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu giúp con phát triển toàn diện. Với hàm lượng dưỡng chất tối ưu, phù hợp với nhu cầu khác nhau theo từng thời kỳ của trẻ. Con bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu mà không cần thêm thức ăn nào khác, kể cả nước, mẹ hãy chú ý nhé!
2. Hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho con hiệu quả
Do tác động của lối sống hiện đại, các bậc cha mẹ thường hay tiếp nhận phải thông tin sai lệch về kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ. Họ quan niệm rằng, cứ đảm bảo cho con mình ăn các thực phẩm bổ dưỡng nhất là được. Đây là một quan điểm chưa đúng mực, vẫn còn tồn tại ở không ít phụ huynh.
Có thể hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ bằng việc cho con tham gia vào việc chuẩn bị cho bữa ăn gia đình. Ví dụ, các mẹ nên khuyến khích trẻ tự lên kế hoạch cho một bữa ăn yêu thích trong tuần hoặc lên danh sách những nguyên liệu cần mua.
Trải nghiệm của trẻ trên bàn ăn có tác động đến thói quen ăn uống sau này khi lớn lên. Chia sẻ thức ăn và trò chuyện trên bàn ăn, khuyến khích các hành vi lành mạnh khác. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh cũng sẽ học được những kĩ năng giao tiếp thiết yếu thông qua việc ăn uống cùng gia đình.
3. Chú ý giữ ấm cho trẻ
Trong thời gian này, thần kinh sọ não của trẻ sẽ bị ức chế nên trẻ sẽ ngủ rất nhiều và chỉ thức dậy khi đói hoặc tã bị ướt. Hạn chế với trẻ dưới 1 tháng tuổi, điều quan trọng nhất đó là giữ ấm cho trẻ. Nếu trẻ sơ sinh bị lạnh, bé có thể bị tấn công bởi các loại vi khuẩn gây bệnh.
Nếu như không có vấn đề gì thì nên để trẻ nằm cùng với người mẹ, việc này sẽ giúp trẻ luôn ấm áp nhờ có hơi ấm từ người mẹ và trẻ cũng luôn được quan sát để kịp thời xử lý sự cố không mong muốn nếu có.
4. Tư duy độc lập
Nhà bác học vĩ đại Einstein đã từng nói: “Mỗi cá nhân là một thực thể riêng biệt. Nếu như bạn bắt một con cá leo cây thì cả đời này con cá ấy sẽ luôn cho rằng mình thật ngốc nghếch”.
Do đó, chúng ta thay vì ép buộc chúng tư duy theo lối suy nghĩ của người khác, thì hãy để các con tự tư duy độc lập theo cách nghĩ và góc nhìn của chính chúng. Có như vậy, trẻ mới có thể phát huy hết mọi khả năng sẵn có trong bản thân con người của bé.
Đó là kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ cơ bản, còn thực hành thì cha mẹ tham khảo một số gợi ý dưới đây nhé:
- Dạy con mạnh mẽ, vấp ngã tự biết đứng lên, biết xin lỗi nếu là lỗi do mình gây ra, biết cám ơn khi được giúp đỡ.
- Đừng nuông chiều con quá mức. Cho trẻ chơi đồ chơi cũ chán rồi mới từ từ đưa đồ chơi mới chứ đừng đưa ngay vì dễ khiến con có thói “có mới nới cũ”, “cả thèm chóng chán”
- Tránh để đồ chơi bừa bộn khắp nơi khiến con dễ té ngã cũng như dạy con nên sắp xếp gọn gàng ngăn nắp. Cha mẹ nên sắm cho con một thùng đựng đồ chơi của riêng mình.
Cha mẹ đừng lo lắng quá trong việc tư duy độc lập sẽ làm bé có những suy nghĩ tiêu cực, điều đó không hề chính xác. Cha mẹ nên nhớ rằng bé chỉ có lối suy nghĩ lệch lạc từ chính cách cư xử của người lớn chứ không phải là từ sự tư duy độc lập.
Bởi sự tư duy của bé là một thước đo quan trọng trong quá trình phát triển của não bộ, do đó nếu như tư duy độc lập và cộng thêm sự trợ giúp của cha mẹ thì bản thân bé sẽ nhanh chóng trở nên thông minh, sáng dạ và có khả năng nắm bắt vấn đề mau chóng hơn.
5. Nuôi dạy con tích cực, không quát nạt đòn roi
Khi tiếp cận kiến thức chăm sóc trẻ, phụ huynh không thể bỏ qua phương pháp dạy con kỷ luật tích cực, kết hợp “cương” – “nhu” hài hòa, giúp bố mẹ tự sửa mình để không dùng đến đòn roi, quát nạt khi nuôi dạy con.
Triết lý làm cha mẹ của phương pháp này là hãy chăm con như một Người Làm Vườn, chứ đừng điêu khắc con như một Người Thợ Mộc. Khi làm cha mẹ như một người làm vườn, chúng ta nhìn nhận mỗi đứa con là một hạt giống, một loài cây khác nhau, có những nhu cầu riêng và khác biệt hoàn toàn về cách chăm sóc và nuôi dưỡng.
Việc của bố mẹ là hãy tạo ra một hệ sinh thái và môi trường tốt nhất cho từng thiên thần nhỏ được tự do phát triển theo cách của con. Để có thể chăm và dưỡng con phát triển tự nhiên một cách tốt nhất, bố mẹ cần quan sát, tìm hiểu bản chất, tính khí, và khả năng của con, lắng nghe nhu cầu của con và điều chỉnh cách tiếp cận của chính mình.
6. Bắt đầu có những thay đổi trong cuộc sống
Song song niềm hạnh phúc, tiếng cười trẻ thơ thì việc chăm sóc một đứa trẻ luôn đi kèm với rắc rối sẽ khiến bạn lâm vào tình cảnh mệt mỏi, chán chường…Làm quen với mùi không mấy dễ chịu khi thu dọn những chiếc tã, kiểm soát cảm xúc khi trẻ không ngoan để rồi dỗ dành bé.
Sẵn sàng nuôi con cái nghĩa là bạn hoàn toàn chấp nhận cuộc sống bị đảo lộn. Giờ giấc sinh hoạt của bản thân bất ngờ thay đổi. Mất ngủ trầm trọng là tình trạng thường thấy ở các bậc phụ huynh, đỉnh điểm là khi trẻ còn sơ sinh hoặc đang ốm.
Do đó, ngoài việc trang bị cho mình những kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ mà còn phải chuẩn bị về mặt tinh thần, tạm hoãn lại những sở thích riêng, giờ phút nghỉ ngơi thư giãn để chăm dưỡng một thiên thần bé bỏng.
Đến đây, chắc hẳn các bạn đã rất ngạc nhiên phải không nào? Không ngờ còn nhiều điều chưa biết đến thế! Hy vọng rằng các bậc cha mẹ hãy sẽ bắt đầu xây dựng và phát triển bé dựa trên những kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ cơ bản này.
Bạn hãy yên tâm, mặc dù việc trang bị các kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ trong những ngày đầu tiên rất quan trọng vì khi mới chào đời con rất lạ lẫm với mọi thứ xung quanh.
Nhưng trong thời gian đầu khi mới có con, có thể cha mẹ chưa thể làm tốt được tất cả các điều trên, đừng quá lo lắng hãy nhờ đến sự hướng dẫn của những người có kinh nghiệm và tập thực hiện dần dần, sau một thời gian bạn sẽ tự thấy bản thân mình đỡ “vụng” trong việc chăm sóc con yêu.
Ngoài ra, trong quá trình áp dụng những kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ, mẹ nên để ý kĩ các dấu hiệu nhận biết bé chậm phát triển để can thiệp kịp thời, giúp con cải thiện tình hình. Vì chậm phát triển mà để kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý cho con cả quãng đời sau này.
Trên đây là những kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ cơ bản mà các bố mẹ cần tìm hiểu trước để chuẩn bị kỹ càng cho quá trình làm bố mẹ sắp tới.