1. Thực trạng
Công tác chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ trong độ tuổi mầm non là việc làm thiết thực nhằm giúp trẻ có nề nếp thói quen vệ sinh, phòng tránh một số bệnh tật, tăng cường sức khỏe, hình thành những kĩ năng sống cơ bản đầu tiên, không những thế mà nó còn giúp trẻ phát triển một cách toàn diện
Nhưng đối với trẻ mầm non ở lứa tuổi này trẻ con yếu, chậm vì vậy việc giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân cho trẻ là hoàn toàn phụ thuộc vào cô giáo nhằm giúp trẻ khỏe mạnh và có thói quen vệ sinh hàng ngày cho trẻ mầm non là hết sức cần thiết, vệ sinh cho trẻ là phòng tránh được bệnh tật, tăng cường sức khỏe hình thành những kỹ năng sống cơ bản đầu tiên, nhờ có sức khỏe mà giúp trẻ phát triển về đức, trí, thể, mĩ. Nhiệm vụ chính của chúng ta là hình thành cho trẻ những kỹ năng tự phục vụ bản thân.
Trường mầm non Đông Khê được thành lập từ năm 1989, là trường điểm của huyện, trường có đông học sinh với các lớp học theo độ tuổi, chất lượng chăm sóc giáo dục luôn được đặt lên hàng đầu.
Trong những năm học qua công tác giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ đã được quan tâm trú trọng, tuy nhiên chưa đem lại hiệu quả cao do một số giáo viên chưa hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của việc rèn luyện thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân cho
trẻ nên dẫn đến trẻ đã biết rửa tay, rửa mặt nhưng chưa đúng cách, một số trẻ chưa có thói quen và tự giác và chỉ thực hiện khi cô giáo nhắc nhở… và còn một số trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm như đau mắt hột, hô hấp…
* Qua khảo sát trên trẻ tôi đã thu được một số kết quả sau:
– Trẻ nhận biết, sử dụng đồ dùng các nhân riêng của mình: 25/ 34 = 73%
– Trẻ có kỹ năng rửa tay, rửa mặt đúng cách: 22/ 34 = 65%
– Trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân: 20/ 34 = 59%
Từ những tồn tại hạn chế trên tôi đã chọn đề tài: “Hình thành thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ 3- 4 tuổi thông qua hoạt động rửa mặt, rửa tay”
2. Giải pháp đã sử dụng:
Để giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ trước khi chưa sử dụng sáng kiến tôi đã sử dụng các giải pháp sau:
– Trò chuyện, nhắc nhở trẻ trong giờ hoạt động cụ thể.
– Tổ chức hoạt động vệ sinh có lồng ghép tích hợp vệ sinh cá nhân trẻ vào các hoạt động trong ngày.
– Trao đổi với phụ huynh trong việc rèn nề nếp thói quen cho trẻ.
Khi sử dụng các biện pháp trên, việc giáo dục trẻ có nề nếp thói quen vệ sinh chưa thực sự hiệu quả, do trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, một số chưa có ý thức tự giác mà hay có tính tự mình thích cái gì được đấy, ở lứa tuổi này trẻ hay tìm tòi khám phá những điều mới lạ, trẻ dễ nhớ lại mau quên, do đó việc tạo cho trẻ một thói quen vệ sinh hàng ngày tốt không phải dễ dàng .
Về cô giáo tuy có tâm huyết và có tinh thần trách nhiệm cao. Nhưng việc lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày chưa linh hoạt và sáng tạo, chưa tuyên truyền phối hợp chặt chẽ với gia đình để cùng thực hiện các thói quen vệ sinh, chưa quan tâm thường xuyên nhắc nhở đến việc vệ sinh cho trẻ. Mặt khác, một số phụ huynh vẫn coi nhẹ việc vệ sinh cá nhân của con em mình nên chưa thực sự quan tâm đến.
Vì vậy, để giúp trẻ có thói quen vệ sinh hàng ngày một cách nhẹ nhàng và không gò bó giúp trẻ có một kỹ năng rửa tay, rửa mặt theo đúng quy trình, qua thực tế dạy trẻ cùng kết hợp nghiên cứu sách báo, tôi đã rút ra một số biện pháp thực hiện tốt việc rèn thói quen vệ sinh hàng ngày cho trẻ như sau:
IV. Mô tả bản chất sáng kiến.
1. Giải pháp có tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học.
a, Tính mới:
Nếu như trước đây việc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ chỉ thông qua các hoạt động cụ thể và bằng phương pháp dùng lời thì nay tôi đã linh hoạt, sáng tạo hơn bằng cách tổ chức thi tìm đồ dùng cá nhân theo từng nhóm nhỏ. Bên cạnh đó tôi còn thường xuyên cho trẻ rửa tay, rửa mặt mô phỏng trên không, để trẻ nhớ được các thao tác theo đúng quy trình. Thông qua các hoạt động học, hoạt động góc.. trẻ được trải nghiệm lại các kiến thức trẻ đã được học, Ngoài ra việc phối hợp với cha mẹ trẻ để phụ huynh hiểu được việc tạo thói quen rửa tay, rửa mặt cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng, từ đó trẻ có kỹ năng tốt trong việc thực hiện vệ sinh cá nhân của bản thân.
b, Tính sáng tạo, tính khoa học:
Để hình thành thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ ở lứa tuổi 3- 4 tuổi không chỉ lồng ghép thông qua các hoạt động hàng ngày như: Hoạt động học tập, vui chơi…. Mà cần phải xây dựng kế hoạch thực hiện theo từng tháng, tuần cụ thể. Mỗi hoạt động có một ưu thế riêng nhưng cần phải tiến hành một cách khoa học, thống nhất, hỗ trợ bổ xung cho nhau, vận dụng linh hoạt sáng tạo các phương pháp trong việc hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ một cách hiệu quả hơn.
Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện việc rèn cho trẻ 3- 4 tuổi có thói quen, kỹ năng rửa mặt, rửa tay theo đúng quy trình.
Việc xây dựng kế hoạch là rất quan trọng kế hoạch phải sát với thực tế của trẻ tại lớp, kế hoạch phải bài bản, quy củ và thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra.
Ví dụ kế hoạch tháng: Tháng 8: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cá nhân như: Khăn mặt, ca cốc, có dán, thêu kí hiệu riêng cho từng trẻ và hướng dẫn trẻ nhận kí hiệu riêng của đồ dùng cá nhân của mình.
– Tháng 9: Luyện tập, tạo thói quen cho trẻ có kỹ năng lao động tự phục vụ vệ sinh cá nhân …
– Tháng 10 cho hết năm học: Tiếp tục rèn luyện trẻ có nề nếp thói quen hành vi trong việc thực hiện vệ sinh cá nhân rửa mặt, rửa tay đúng quy trình.
* Kế hoạch tuần (Kế hoạch tuần tháng 8)
– Tuần 1: Cho trẻ nhận biết kí hiệu riêng của đồ dùng cá nhân của mình.
– Tuần 2: Luyện tập, tạo thói quen cho trẻ có kỹ vệ sinh cá nhân: Cô trò chuyện cùng trẻ, hỏi trẻ lúc nào cần rửa mặt, rửa tay, rửa như thế nào, bắt đầu từ đâu, cô cùng trẻ thực hiện động tác mô phỏng trước sau đó trẻ thực hành …
– Tuần 3, 4: Tiếp tục rèn luyện trẻ có nề nếp thói quen trong việc thực hiện vệ sinh cá nhân rửa mặt, rửa tay đúng quy trình rửa như thế nào, bắt đầu từ đâu…
Việc hình thành và rèn nề nếp thực hiện các hoạt động vệ sinh cá nhân đối với trẻ 3- 4 tuổi là rất quan trọng. Chính vì vậy tôi luôn thực hiện nghiêm túc thời gian biểu trong ngày để hình thành cho trẻ thói quen nề nếp tốt.
Giải pháp 2: Rèn nề nếp thông qua các hoạt động trong ngày hình thành cho trẻ có thói quen rửa mặt, rửa tay đúng cách.
a. Giờ đón trẻ: Cô trò chuyện, cho xem băng đĩa về các công việc của em bé biết tự làm vệ sinh cá nhân như: cất dọn đồ chơi vào nơi quy định, biết rửa mặt, rửa tay. Từ đó giúp trẻ ý thức tốt về việc tự thực hiện các hoạt động vệ sinh cá nhân.
– Hướng dẫn trẻ và dạy trẻ nhận ra đồ dùng cá nhân của mình như: Ca, cốc, khăn mặt…Thông qua các ký hiệu in trên đồ dùng.
– Để cho trẻ nhanh chóng nhận được đồ dùng cá nhân của mình, tôi tổ chức theo thành từng nhóm nhỏ, thi tìm đồ dùng cá nhân. Bên cạnh đó tôi còn thường xuyên cho trẻ rửa tay, rửa mặt mô phỏng trên không, để trẻ nhớ được các thao tác theo đúng quy trình. Sau khi trẻ rửa mặt, rửa tay xong cô trò chuyện cùng trẻ cho trẻ nói cảm nhận của mình: khi rửa tay, rửa mặt xong các con cảm thấy thế nào. Từ đó giáo dục trẻ biết giữ gìn đôi tay, khuôn mặt luôn sạch sẽ, không nghịch bẩn, không cắn móng tay, không cho tay vào miệng mút…
b. Thông qua các hoạt động học: Tôi lồng ghép hoạt động giáo dục vệ sinh cá nhân vào các hoạt động có chủ đích phù hợp với chủ đề đặc biệt là chủ đề bản thân, gia đình, nước hiện tượng tự nhiên
Ví dụ:
* Hoạt động khám phá khoa học “Tìm hiểu về cơ thể của bé” giúp trẻ nhận biết được các bộ phận của cơ thể, cách vệ sinh, bảo vệ sức khỏe. Trẻ biết cần phải rửa mặt, rửa tay đúng cách.
* Thông qua giờ cho trẻ làm quen với văn học như câu chuyện “Tại ai?” đã giúp trẻ thấy được tác hại của việc không thường xuyên làm vệ sinh cá nhân nên bị đau mắt, hắt hơi, sổ mũi…Từ đó giáo dục trẻ có ý thức thường xuyên làm vệ sinh cá nhân hàng ngày.
* Thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc: Tôi đã lựa chọn một số bài hát có nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân để lồng ghép vào các chủ đề cho phù hợp.
Ví dụ: Bài hát “ Khám tay” tôi giáo dục cho trẻ thấy sự đáng yêu của đôi bàn tay sạch đẹp. Từ đó giáo dục trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân…
* Thông qua hoạt động tạo hình: Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho trẻ. Trong khi trẻ thực hiện tôi luôn nhắc trẻ lau tay vào khăn ẩm, không bôi bẩn ra bàn ghế, quần áo…, Tôi còn giáo dục trẻ thấy sự đáng yêu của đôi bàn tay sạch đẹp từ đó giáo dục trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân…
* Thông qua hoạt động góc giúp trẻ được trải nghiệm lại các kiến thức trẻ đã được học như rửa mặt, rửa tay, lau miệng sau khi ăn xong. Ví dụ: Dạy trẻ cách chăm sóc búp bê. Tôi đã gợi ý cho trẻ cách làm vệ sinh cá nhân cho búp bê như: Rửa mặt, rửa tay, tắm cho búp bê, cho búp bê ăn, ăn xong biết lau miệng cho búp bê… Từ đó trẻ có kỹ năng tốt trong việc thực hiện vệ sinh cá nhân của bản thân.
Giải pháp 3: Phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh để cùng nhau thống nhất các phương pháp giáo dục trẻ hình thành thói quen rửa mặt, rửa tay đúng cách cho trẻ.
Việc phối hợp với phụ huynh là một việc làm vô cùng quan trọng, ngay từ đầu năm học, tôi mời cha mẹ trẻ đến tham quan, dự giờ tại lớp để thống nhất việc dạy trẻ có thói quen rửa mặt, rửa tay đúng cách.
Ngoài ra tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về việc rửa tay với xà phòng đúng cách cho con mình khi ở nhà, tuyên truyền tại góc nhìn phụ huynh, tìm những hình ảnh về các bệnh thường gặp như: Chân – tay – miệng, đau mắt đỏ… để cha mẹ học sinh biết được việc tạo thói quen rửa tay, rửa mặt cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng như thế nào. Ngoài ra tôi còn chia sẻ, trao đổi qua buổi họp phụ huynh để cùng hợp tác hỗ trợ giáo viên rèn kỹ năng rửa mặt, rửa tay theo đúng quy trình.
2. Hiệu quả.
– Đối với giáo viên: Giáo viên đã xây dựng kế hoạch một cách cụ thể chi tiết và biết tổ chức linh hoạt các hoạt động chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ phù hợp với độ tuổi. Sử dụng tốt các hình thức trong công tác tuyên truyền với phụ huynh về công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ.
– Đối với trẻ: 100% Trẻ biết sử dụng đúng đồ dùng cá nhân của mình trẻ có nề nếp tốt trong các hoạt động vệ sinh cá nhân.
– 97% trẻ có kĩ năng thao tác rửa mặt, rửa tay đúng quy trình.
– 97% trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, có ý thức tốt việc làm của mình, thực hiện thường xuyên và có hiệu quả hoạt động vệ sinh cá nhân.
– Đối với các bậc phụ huynh: Tất cả các bậc phụ huynh đều hiểu được tầm quan trọng của công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ và nắm được kỹ năng thực hành vệ sinh rửa mặt, rửa tay cho trẻ đúng cách. Phụ huynh rất tin tưởng vào công tác chăm sóc, giáo dục của lớp và nhà trường.
Qua bảng so sánh ta thấy kết quả trên trẻ sau khi thực hiện các biện pháp nêu trên đã đạt kết quả tốt và đem lại hiệu quả cao.
* Kết quả đánh giá trẻ
TT Nội dung vệ sinh Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng
1 Trẻ biết sử dụng đúng đồ dùng cá nhân của mình 25/ 34 = 73% 34/ 34 = 100%
2 Trẻ có kỹ năng rửa tay, rửa mặt 22/ 34 = 65% 33/34 = 97%
3 Trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân 20/ 34 = 59% 33/34 = 97%
3. Khả năng và các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
Sáng kiến “Hình thành thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ 3- 4 tuổi thông qua hoạt động rửa mặt, rửa tay”. Đã mang lại hiệu quả tại lớp Mẫu giáo 3 tuổi A trường mầm non Đông Khê – Thạch An – Cao Bằng. Nội dung được trình bày ở trên là một giải pháp hữu ích về chuyên môn nghiệp vụ, nhằm tích cực đổi mới phương pháp và hình thức chăm sóc giáo dục trẻ của bản thân tôi trong quá trình phụ trách lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi tại trường Mầm Non Đông Khê. Sáng kiến này dễ áp dụng cho mọi đối tượng cho mọi điểm trường, lớp mầm non trong toàn huyện và sử dụng thường xuyên.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến được áp dụng lần đầu trong năm học 2016 – 2017 và tiếp tục áp dụng trong những năm học tiếp theo.
V. Kết luận.
Việc rèn luyện nề nếp thói quen là một nhiệm vụ quan trọng. Để trẻ hình thành thói quen vệ sinh cá nhân, thì giáo viên phải hiểu rõ vai trò tầm quan trọng của giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, hướng dẫn trẻ, luôn động viên khích lệ trẻ. Cần phải tạo cho trẻ có một thói quen tốt, hành vi vệ sinh văn minh và các kỹ năng tự phục vụ bản thân đặc biệt là rửa tay, rửa mặt đúng quy trình ngay từ bé. Đó là nền tảng, là hành trang quan trọng và cần thiết cho trẻ sau này. Giáo viên phải làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh về công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ. Để làm tốt công tác giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ giáo viên cần có kiến thức, kĩ năng về giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, linh hoạt, sáng tạo trong việc lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh vào các hoạt động trong ngày cho trẻ cũng như tạo môi trường hấp dẫn thu hút, kích thích trẻ là rất cần thiết.
Tổ chức thực hiện, kiểm tra, thao tác rửa tay, rửa mặt của trẻ và nhắc nhở uốn nắn kịp thời. Giáo dục trẻ có ý thức tự chăm sóc phục vụ vệ sinh cá nhân là một việc làm phù hợp mang lại nhiều lợi ích thiết thực góp phần giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Trên đây là một số giải pháp giáo dục vệ sinh cho trẻ mầm non mà tôi đã nghiên cứu, thực hiện tại lớp mình và đã đạt được kết quả, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để sáng kiến tôi được hoàn thiện hơn.