Trẻ em rất dễ bị nhiễm giun. Do trẻ em thường rất hiếu động, thích khám phá mọi thứ xung quanh mình, thường hay chơi đùa, đi chân đất, bò lê trên sàn nhà, hay mút tay, nhặt thức ăn rơi vãi dưới đất… Tất cả những điều này đã tạo cơ hội vô cùng thuận lợi cho các loại giun xâm nhập vào cơ thể của trẻ. Vậy nên cho trẻ uống thuốc giun khi nào là hợp lý nhất?
1. Những thuốc tẩy giun phổ biến trên thị trường hiện nay
Thuốc tẩy giun là loại thuốc có tác dụng tiêu diệt giun ký sinh trùng đường ruột. Cơ chế hoạt động của thuốc là ngăn cản khả năng tổng hợp nguồn dinh dưỡng của giun, từ đó làm cho chúng bị chết hoặc làm cho giun bị tê liệt và đào thải qua phân. Tuy nhiên các loại giun hiện nay không thể diệt được trứng giun mà chỉ có thể diệt ấu trùng và giun trưởng thành.
Những loại thuốc tẩy giun được sử dụng phổ biến trên thị trường:
- Nhóm thuốc mebendazole, thiabendazole, albendazole, pyrantel có khả năng loại bỏ giun đũa, giun móc, giun tóc, giun đũa, giun kim, giun mỏ, thậm chí cả sán dây.
- Nhóm thuốc có khả năng loại bỏ giun ngoài đường ruột, ví dụ như: ivermectin (loại bỏ giun lươn, giun chỉ), diethylcarbamazin điều trị giun chỉ bạch huyết.
2. Nên uống thuốc tẩy giun khi nào?
Hiện nay thuốc giun thường chứa 2 hoạt chất albendazol, mebendazol. Trong đó mebendazol không độc với khả năng ức chế khả năng tiêu thụ các chất dinh dưỡng của giun. Mebendazol là loại thuốc không kê đơn, do đó bạn có thể cho trẻ uống thuốc định kỳ 4 đến 6 tháng 1 lần, mỗi lần chỉ uống 1 viên 500mg. Chỉ nên dùng thuốc chứa mebendazol cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Có thể sử dụng mebendazol vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, có thể dùng trong lúc no hoặc đói. Mebendazol dễ sử dụng hơn so với các loại thuốc trị giun trước đây, bạn không cần phải cho trẻ nhịn ăn hay sử dụng kèm thuốc tẩy xổ.
Tuy nhiên các loại thuốc này vẫn có khả năng gây ra tác dụng phụ không mong muốn như: buồn nôn, nôn, đau bụng,… Để tránh các triệu chứng này có thể xảy ra bạn có thể dùng thuốc vào sau bữa sáng. để có hiệu quả tẩy giun tốt nhất bạn nên cho bé uống thuốc cách 2 giờ sau khi ăn tối hoặc sáng sớm (lúc bụng đói).
Tuyệt đối không chỉ định thuốc cho người đang mang thai (3 tháng đầu thai kỳ), nên tẩy giun trước khi có dự định sinh con. Nhiều bác sĩ cho rằng trẻ trên 12 tháng tuổi đã có thể bắt đầu tẩy giun hoặc sớm hơn nhưng cần có sự hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
Tẩy giun cho trẻ theo định kỳ hàng năm là một điều rất cần thiết. Tẩy giun thường xuyên giúp trẻ tránh bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển,…
3. Những lưu ý khi tẩy giun cho trẻ
– Chỉ tẩy giun định kỳ khi trẻ đủ 2 tuổi trở lên. Trẻ dưới 2 tuổi nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun thì nên đưa đi khám để làm xét nghiệm tầm soát, và khi đã xác định có nhiễm giun, trẻ sẽ được điều trị dưới sự theo dõi của bác sĩ.
– Có một số bệnh chống chỉ định với thuốc tẩy giun vì vậy cha mẹ cần kiểm tra sức khỏe trẻ trước khi quyết định tẩy giun cho con. Nếu trẻ mắc một số bệnh mãn tính, tim bẩm sinh, suy tim, suy gan, suy thận, đang ốm, sốt… không nên tẩy giun hoặc nếu tẩy, phải có chỉ định và sự theo dõi của bác sĩ.
– Thuốc tẩy giun cũng có một số tác dụng phụ ít gặp sau khi dùng thuốc như trẻ có thể đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy thoáng qua, những triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi. Một số rất ít trường hợp trẻ có thể có phản ứng dị ứng với thuốc như phát ban, ngứa, nổi mề đay. Khi đó, nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn cách xử lý phù hợp.
– Trước khi cho trẻ uống thuốc tẩy giun, bố mẹ nên cho trẻ ăn no. Thuốc tẩy giun hoạt động với cơ chế ngăn không cho giun hấp thụ glucose từ thức ăn. Sau khi uống thuốc, nếu trẻ cảm thấy mệt, bố mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước, nước đường, sữa… Trường hợp trẻ ngày càng mệt hơn, kèm theo nôn ói thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
4. Để tránh tình trạng nhiễm giun cho bé, cha mẹ nên phòng ngừa nhiễm giun là tốt nhất:
– Tập cho bé thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Bản thân người lớn cũng phải chú ý việc này, nhất là trước khi chuẩn bị đồ ăn và cho bé ăn.
Vệ sinh ăn uống: nên cho bé uống nước đun sôi để nguội, ăn rau đã nấu chín, các loại trái cây nên gọt vỏ sau khi rửa.
– Vệ sinh thân thể: thường xuyên cắt móng tay cho bé, rửa hậu môn bằng xà phòng tắm sau mỗi lần bé đi đại tiện, không cho bé đi đại tiện bừa bãi, không để bé ở truồng hay mặc quần thủng đít.
– Ở nông thôn, cần bố trí khu vực xử lý phân xa nơi ở và giếng nước. Không để bé bò lê la, nghịch đất cát.
– Định kỳ 6 tháng cho bé uống thuốc tẩy giun một lần. Nếu trong nhà có một thành viên bị nhiễm giun kim, nên tẩy giun cho cả nhà.
Hy vọng với những chia sẻ về vấn đề nên cho trẻ uống thuốc xổ giun khi nào? đã giúp cho cha mẹ có được câu trả lời và biết cách chăm sóc con được tốt và phát triển toàn diện hơn.