Trải qua hành trình dài suốt 280 ngày yêu thương cùng con yêu trong thai kỳ, thì đây chính là lúc niềm vui và hạnh phúc của ba mẹ trở nên trọn vẹn hơn bao giờ hết khi được bế con yêu trên đôi tay ấm áp và tràn đầy tình thương của mình. Một cuộc sống với thành viên mới bắt đầu từ đây.
Ba mẹ có thể cảm thấy xa lạ với cuộc sống có thêm thành viên mới và bỡ ngỡ một chút khi không biết phải chăm sóc một em bé sơ sinh như thế nào hoặc thậm chí là gặp phải những tình huống dở khóc dở cười trong quá trình nuôi dưỡng con yêu.
Hạnh phúc của mẹ khi có thêm thành viên mới trong gia đình
Đặc biệt là đối với những cặp đôi sinh con đầu lòng, thì những bỡ ngỡ và khó khăn gặp phải của các ông bố bà mẹ lần đầu làm cha làm mẹ này lại càng khiến cuộc sống gia đình thêm thất vọng và không như mơ.
Do đó, với mong muốn đem đến những kiến thức bổ ích và thực tiễn về cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ a đến z cũng như cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời để giúp ba mẹ chuẩn bị tốt nhất cho cuộc sống với em bé sơ sinh, EMBETAM đem đến bài viết này với những hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh, ba mẹ cùng đọc tiếp nhé!
Chăm sóc trẻ mới chào đời – 24h đầu tiên của trẻ sơ sinh
24h đầu tiên của một em bé sơ sinh là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất, tinh thần, tình cảm và sự phát triển về lâu dài của con yêu. Do đó, mẹ cần nắm vững một số những kiến thức cơ bản để con yêu luôn cảm thấy an toàn cũng như có môi trường phát triển tốt nhất.
Hãy cùng EMBETAM khám phá những bí quyết chăm sóc bé sơ sinh trong 24h đầu tiên chào đời dưới đây nhé!
Em bé sơ sinh trông như thế nào?
Mặc dù đã rất nhiều lần hình dung và mường tượng hình ảnh con yêu trong đầu, thế nhưng mẹ bầu không bao giờ hết háo hức muốn biết con yêu của mình trông như thế nào, cảm giác khi thực sự được bế bé con trên vòng tay mình phải không nào?
Hãy theo dõi để cùng khám phá cùng EMBETAM nhé ba mẹ! Thông thường, em bé mới sinh ra đời trong những khoảnh khắc đầu tiên có đầu to, cổ ngắn hoặc thậm chí là không thấy cổ, cùng với đó là đôi chân ngắn.
Điều này khiến cho nhiều mẹ lo lắng liệu trẻ sơ sinh cổ ngắn có sao không, nhưng ba mẹ yên tâm nhé. Đây chỉ là hình ảnh bé yêu mới chào đời, con sẽ phát triển dần và trở nên xinh đẹp hơn đó.
Em bé sơ sinh có đầu to, chân ngắn và cổ rất ngắn
Vì bé yêu mới trải qua một cơn vượt cạn khó khăn cùng với người mẹ, nên đầu trẻ thường sẽ nhọn hơn bình thường. Ba mẹ cũng không nên lo lắng khi thấy đầu bé yêu bị lõm với những vùng da mềm. Đầu bé yêu sẽ phát triển bình thường và hết lõm sau từ 10 đến 18 tháng đó ba mẹ ạ.
Con yêu có làn da thế nào, màu mắt của bé, tóc của con yêu có màu gì, mắt trẻ sơ sinh khi nào nhìn rõ? Để khám phá những kiến thức này, ba mẹ tham khảo bài viết Em bé sơ sinh trông như thế nào của EMBETAM nhé!
Bạn cảm thấy thế nào trong 24h đầu làm mẹ?
Giây phút con yêu chào đời là khoảnh khắc vô cùng thiêng liêng đối với người mẹ, nhưng đây cũng chính là lúc một loạt những cảm xúc lẫn lộn khác nhau đan xen đến với người mẹ từ kiệt sức hoàn toàn sau những cơn rặn sinh thường hay nỗi đau cắt da xẻ thịt khi phải sinh mổ cho đến sự phấn chấn khi cuộc vượt cạn diễn ra thành công, “mẹ tròn con vuông”.
Lúc được da kề da với con là lúc người mẹ cảm nhận rõ rệt tình mẫu tử thiêng liêng, sự gắn kết gần gũi không thể xa rời. Lúc này, sự ý thức về bản năng làm mẹ dâng cao, mẹ mong muốn đem đến những điều tốt đẹp nhất để con yêu phát triển toàn diện.
24h đầu có con yêu, mẹ trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc lẫn lộn đan xen
Cùng với đó là nỗi lo làm sao để chăm sóc một em bé sơ sinh tốt nhất, cần làm gì khi em bé vừa chào đời, phải kiêng cữ sau sinh khoa học như thế nào. Đối với những mẹ không sinh thường được thì những thắc mắc mẹ nên làm gì để kiêng cữ sau sinh mổ cũng có thể khiến mẹ lo lắng.
Để tìm hiểu về những việc cần làm sau sinh và những lưu ý chăm sóc em bé sơ sinh trong 24 giờ đầu tiên, mẹ tham khảo bài viết Những điều cần biết trong 24h đầu làm mẹ của EMBETAM nhé!
24h đầu tiên – Da kề da với em bé sơ sinh
Thực hành tiếp xúc da kề da ngay sau khi bé yêu chào đời chính là khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO dành cho các mẹ, đồng thời được các bà mẹ ở khắp thế giới áp dụng vì những lợi ích tuyệt vời của nó đối với cả bà mẹ sau sinh và em bé sơ sinh.
Theo đó, trẻ sơ sinh cần được mẹ cho tiếp xúc da kề da với ngực hoặc bụng để trần của mẹ trong khoảng ít nhất 1 giờ sau khi con yêu chào đời. Đối với các mẹ không thể sinh thường được thì phương pháp da tiếp da sau sinh mổ nên được tiến hành ngày sau khi người mẹ tỉnh táo.
Mẹ thực hiện tiếp xúc da kề da với con yêu ngay sau khi con chào đời
Khoa học chứng minh tiếp xúc da kề da với bé sơ sinh đem lại những lợi ích to lớn như giúp ổn định thân nhiệt, nhịp tim và nhịp thở của con yêu, trấn an, xoa dịu giúp bé giảm căng thẳng và ít quấy khóc, tạo điều kiện thuận lợi, kích thích hệ tiêu hóa của trẻ, tăng cường hệ miễn dịch và thời gian cho con bú.
Không chỉ có vậy thực hành da kề da còn giúp giảm đau và phục hồi sức khỏe bà mẹ sau sinh. Đồng thời đây là sợi dây gắn chặt tình cảm mẹ con nữa đó. Đối với trẻ sinh non, mẹ đặc biệt được khuyến khích thực hành tiếp xúc da kề da sau khi em bé sơ sinh chào đời, và tiếp tục nhiều lần trong những tuần đầu tiên.
Vậy quy trình da kề da được thực hiện như thế nào, da kề da với bố thay vì mẹ có được không, hay phương pháp da kề da hạ sốt có đúng là hiệu quả, ba mẹ tham khảo bài viết 24h đầu tiên – Da kề da với em bé sơ sinh và những lợi ích tuyệt vời của EMBETAM để biết thêm chi tiết nhé!
24h đầu tiên -tắm cho em bé sơ sinh
Tắm cho con yêu là một trong những bước quan trọng của việc chăm sóc trẻ sơ sinh 1 ngày tuổi, không chỉ giúp con yêu được sạch sẽ mà còn là một cách hữu ích giúp tạo nên sự gắn kết tình cảm mẹ và em bé nữa đó.
Do đó mẹ không nên quá lo lắng về việc phải tắm cho em bé sau khi đưa con về nhà. Miễn là con yêu sạch sẽ sau khi chào đời thì tắm ở đây chỉ đơn giản là việc mẹ lau sạch lại người cho bé bằng nước ấm và một chiếc khăn mềm mại dành riêng cho trẻ sơ sinh.
Tắm cho em bé sơ sinh 24 giờ đầu chào đời
Những vùng cơ thể mà mẹ nên lau cho em bé sơ sinh bao gồm mặt, cổ, và tay bé. Ngoài ra, mẹ vệ sinh cả bộ phận sinh dục, vùng mông cho con yêu giống như một phần công việc sau khi thay tã cho bé yêu vậy. Nước tắm cho trẻ sơ sinh phải là nước ấm, mẹ cũng nên chú ý nhiệt độ phòng phải phù hợp, đủ ấm áp khi tắm cho con.
Khi nào là thời điểm thích hợp để tắm cho trẻ sơ sinh, các bước thực hiện vệ sinh cơ thể cho em bé như thế nào cũng như để biết những lưu ý quan trọng trước khi tắm cho bé, ba mẹ đọc thêm bài viết 24h đầu tiên, ba mẹ tắm cho em bé sơ sinh như thế nào của EMBETAM nhé!
24h đầu tiên – hệ hô hấp của em bé sơ sinh
24h đầu tiên của em bé sơ sinh, nhiều mẹ thường rất lo lắng về hơi thở của em bé sơ sinh. Hiện tượng hay gặp lúc này là trẻ sơ sinh thở khò khè, khụt khịt hoặc tạo nên những tiếng động nhỏ. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên mẹ nên yên tâm vì không có vấn đề gì nghiêm trọng đối với con yêu.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do khi vừa mới chào đời, em bé của bạn đã nuốt hoặc hít vào một lượng tương đối nước ối và chất nhầy, trong khi em bé sơ sinh lại không thể tự xì mũi nên chất nhầy trong mũi tạo nên tiếng động kỳ lạ khi con thở.
Đây cũng là nguyên nhân hiện tượng nhiều trẻ sơ sinh thở khò khè và ho khi mới chào đời. Nhịp thở của em bé cũng hơi bất thường một chút khi nhiều trẻ sơ sinh thở nhanh và mạnh sau đó hơi thở lại chậm dần. Tuy nhiên đây cũng là hiện tượng bình thường của em bé sơ sinh, ba mẹ không nên quá lo lắng.
Trẻ sơ sinh thở khò khè, hay vặn mình có sao không?
Nấc cụt cũng là biểu hiện phổ biến trong 24h đầu tiên sau khi chào đời của em bé sơ sinh tuy nhiên lại không hề ảnh hưởng gì đến con yêu của bạn.
Ba mẹ đọc thêm bài viết 24h đầu tiên – hệ hô hấp của em bé sơ sinh, EMBETAM đã giải đáp kỹ hơn về các hiện tượng liên quan đến hệ hô hấp của bé cũng như giải đáp thắc mắc nhịp thở trẻ sơ sinh bao nhiêu là bình thường rồi nhé!
24h đầu tiên – trẻ sơ sinh khóc
Đưa trẻ về ngôi nhà mới là một sự kiện vô cùng ý nghĩa đối với cả gia đình bạn. Tuy nhiên, ba mẹ sẽ có thể cảm thấy hơi bối rối khi con yêu bắt đầu khóc. Trẻ sơ sinh khóc có thể do một số nguyên nhân nhất định hoặc chỉ đơn thuần là muốn thu hút sự chú ý của ba mẹ.
Cũng có những trường hợp trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân khiến cho ba mẹ vô cùng lo lắng và cần đến sự trợ giúp của các chuyên gia. Con yêu khóc trong 24h đầu tiên có thể do một số nguyên nhân sau đây mà ba mẹ cần chú ý.
24h đầu tiên – trẻ sơ sinh khóc là do đâu?
Con yêu bị mệt mỏi sau cuộc vượt cạn cùng người mẹ. Đây cũng chính là thời điểm mà có rất nhiều người thân, họ hàng đến thăm mẹ và em bé để chúc mừng gia đình đón thêm một thành viên mới. Thế nhưng vô tình điều này lại khiến em bé sơ sinh bị kích động và cảm thấy lạ lẫm, bé khóc là điều dễ hiểu.
Bé sơ sinh bị nóng quá hoặc lạnh quá do nhiệt độ phòng không phù hợp cũng là nguyên nhân phổ biến khiến bé yêu khóc lóc. Do đó, ba mẹ cần đảm bảo bao bọc con đủ ấm đồng thời thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể con bằng mẹo đơn giản là thử chạm nhẹ vào phần ngực phía trên của con yêu.
Ba mẹ hãy đọc thêm bài viết 24h đầu tiên – trẻ sơ sinh khóc và cách dỗ của EMBETAM để hiểu thêm về cách chăm sóc con yêu nhé!
24h đầu tiên – cho trẻ sơ sinh ăn
Dạ dày của con yêu lúc này rất nhỏ, do đó ngay sau khi chào đời con yêu của bạn cần được cho bú mẹ thường xuyên. Thông thường, mẹ có thể nhận thấy nhu cầu bú của trẻ sơ sinh trong một vài ngày đầu đời là từ 8-15 lần.
Mẹ hãy thực hành cho con ngậm ti, thử các tư thế khác nhau cho đến khi cảm thấy thoải mái nhất. Hãy cho con ăn theo nhu cầu của con, cũng không nên cố ép con ti mẹ, đồng thời thực hành da kề da ngay sau khi con chào đời là một cách hiệu quả giúp gắn kết với con yêu hơn.
Mẹ cho bé bú sữa mẹ ngay từ khi chào đời
Trong một vài ngày đầu tiên, em bé sơ sinh có thể sẽ bị giảm cân. Điều này không có nghĩa là con yêu không nhận đủ sữa mẹ. Hiện tượng trẻ sơ sinh có thể giảm tới 10% trọng lượng cơ thể khi mới chào đời là điều hoàn toàn dễ gặp. Mẹ không nên quá lo lắng vì con yêu sẽ bắt đầu tăng cân trở lại khi được 5 ngày tuổi.
Vậy trẻ sơ sinh bú bao nhiêu ml sữa là đủ, cho trẻ sơ sinh ăn đúng cách như thế nào? Ba mẹ hãy đọc thêm bài viết 24h đầu tiên – cho trẻ sơ sinh ăn của EMBETAM để trang bị cho mình những kiến thức bổ ích nhé!
24h đầu tiên – phân su và nước tiểu của trẻ sơ sinh
24h đầu tiên cũng chính là lúc mẹ thực hành việc thay tã cho con yêu. Thông thường mỗi ngày mẹ sẽ thay từ 6 đến 8 tã trong trường hợp nuôi con bằng sữa mẹ để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ nhất. Nếu em bé được nuôi bằng sữa công thức thì có thể cần được thay tã đến 10 lần mỗi ngày đó.
Phân su trẻ em thế nào là bình thường?
Nguyên nhân là lượng chất lỏng có trong sữa công thức nhiều hơn so với trong sữa mẹ. Trẻ sơ sinh thường bắt đầu thải những chất thải đầu tiên, còn được gọi là phân su từ một hoặc hai ngày sau sinh. Những chất thải này có màu đen, còn có tên gọi là meconium được tạo thành từ hỗn hợp chất nhầy, nước ối và tất cả mọi thứ em bé đã nuốt vào từ khi còn trong bụng mẹ
Phân su của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ và uống sữa công thức có gì khác nhau, phân trẻ sơ sinh thế nào là bình thường, ba mẹ hãy đọc thêm bài viết 24h đầu tiên – phân su và nước tiểu của trẻ sơ sinh để không phải bỡ ngỡ trong quá trình chăm sóc con yêu nhé!
24h đầu tiên – giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh cần ngủ rất nhiều. Sau những nỗ lực đồng hành cùng người mẹ trong cuộc vượt cạn thành công, em bé của bạn đã rất mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi. Do đó ba mẹ cần đảm bảo chế độ ăn ngủ của trẻ sơ sinh phù hợp, điều này không chỉ giúp con yêu được ăn no, ngủ đủ, mà còn là điều kiện tiền đề giúp thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của con nữa ba mẹ ạ.
Trong 24h đầu tiên, em bé của bạn có thể ngủ tới 18 giờ, nghe có vẻ bé yêu ngủ rất nhiều phải không nào ba mẹ. Tuy nhiên, bé yêu không hề ngủ liền một mạch đâu nhé. Vì lúc này, dạ dày của con chỉ nhỏ xíu như kích thước của một quả bi, đồng thời con tiêu hóa sữa mẹ một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Thế nên con sẽ không ngủ quá 3 tiếng trước khi thức dậy để bú mẹ, nạp thêm năng lượng rồi lại ngủ tiếp đó. Mẹ cũng không nên lo lắng trẻ sơ sinh ngủ quá nhiều đâu nhé.
24h đầu tiên – giấc ngủ của trẻ sơ sinh
EMBETAM lưu ý các mẹ một số trẻ sơ sinh ngủ ít, ngủ không đủ giấc là do những nguyên nhân phổ biến như em bé bị đói, hoặc nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh, tiếng ồn gây ảnh hưởng giấc ngủ của con. Ba mẹ chú ý để đảm bảo môi trường ngủ thuận lợi nhất cho bạn bé nhé.
Ba mẹ có thể tham khảo bài viết 24h đầu tiên – giấc ngủ của trẻ sơ sinh của EMBETAM để trang bị cho mình những bí quyết chăm sóc con yêu tốt nhất nhé!
Sức khỏe và an toàn cho em bé sơ sinh
Quấn bé – lợi ích và những rủi ro cho em bé sơ sinh
Quấn bé được coi là một phương pháp có từ lâu và được áp dụng ở nhiều nền văn hóa, giúp trẻ sơ sinh cảm thấy an toàn, ít quấy khóc và ngủ ngon hơn.
Không thể phủ nhận được những lợi ích của khăn quấn trẻ sơ sinh cũng như của việc quấn bé như hạn chế bé tỉnh giấc khi đang ngủ do giật mình, tạo cảm giác an toàn cho con yêu giống như khi còn nằm trong bụng mẹ, trấn an, xoa dịu bé giúp giảm tình trạng bé quấy khóc hơn.
Cách quấn khăn cho bé ngủ ngon
Tuy nhiên có nhiều mẹ không quấn khăn cho trẻ sơ sinh do lo lắng về những rủi ro và tác hại của việc quấn trẻ sơ sinh khi không biết quấn đúng cách. Những tác hại này bao gồm: ảnh hưởng đến khả năng vận động và phát triển của bé, đặc biệt là các vấn đề về hông (chứng loạn sản xương hông), nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
Vậy làm thế nào để quấn bé đúng cách đảm bảo an toàn cho con yêu, ba mẹ tham khảo bài viết Hướng dẫn quấn bé của EMBETAM nhé!
Khi nào để người khác bế bé và những thắc mắc về chuyện bế bé?
Bé yêu chào đời không chỉ là niềm vui đối với ba mẹ, gia đình mà còn cho cả người thân nữa. Do đó, việc người thân đến thăm ba mẹ và em bé sơ sinh để chia sẻ niềm vui với gia đình là chuyện hiển nhiên. Việc mọi người muốn ngắm và bế em bé sơ sinh cũng vậy.
Thế nhưng hệ miễn dịch của bé khi mới chào đời còn rất yếu, nên ba mẹ cần lưu ý một số những chú ý sau để đảm bảo an toàn cho em bé sơ sinh của bạn nhé! Hãy yêu cầu người thân đi rửa tay trước khi bế bé, tránh để vi trùng tiếp xúc và gây bệnh cho em bé.
Trong trường hợp người thân bị bệnh tiêu chảy, nôn mửa, ho, cảm lạnh hoặc cúm thì cũng không nên bế trẻ sơ sinh, mà cần giữ khoảng cách để đảm bảo mầm bệnh không lây sang em bé, đặc biệt là đối với trẻ sinh non vì khả năng lây bệnh là rất cao.
Khi nào để người khác bế bé và những thắc mắc về chuyện bế bé?
Trường hợp có người nhà hút thuốc, ba mẹ cũng nên yêu cầu họ ra ngoài hút thuốc và đợi khoảng ít nhất 20 phút hoặc thâm chí lâu hơn rồi mới được bế bé. Đồng thời người thân cũng nên chú ý không nên kéo dài chuyến thăm bà mẹ sau sinh và em bé quá lâu vì mẹ và bé có thể sẽ rất mệt mỏi, em bé dễ kích động quấy khóc. Sau cuộc vượt cạn vất vả vừa qua, người mẹ cũng cần được nghỉ ngơi để phục hồi.
Liên quan đến chuyện bế trẻ sơ sinh, hẳn là nhiều bà mẹ cũng có những thắc mắc dễ hiểu như có nên bế trẻ sơ sinh nhiều hay không, trẻ sơ sinh mẹ bế thì khóc người khác bế thì nín, trẻ đòi bế phải làm sao. Ba mẹ hãy đọc bài viết Giải đáp thắc mắc về chuyện bế trẻ sơ sinh của EMBETAM nhé!
Khi nào để trẻ chơi một mình?
Việc lo lắng cho con yêu nếu không được ở bên cạnh con mọi lúc mọi nơi là điều hoàn toàn dễ hiểu của ba mẹ đặc biệt là đối với những người làm cha làm mẹ lần đầu. Tuy nhiên, liên tục phải canh trực và ở bên cạnh em bé cũng có thể khiến ba mẹ mệt mỏi và không làm gì khác được.
Ba mẹ đâu thể đi tắm hay đi ngủ mà tay vẫn ôm khư khư bé yêu phải không nào? Mẹ chỉ cần đặt em bé nằm ngủ trong cũi và yên tâm là sẽ không có chuyện gì nghiêm trọng xảy ra với em bé của bạn đâu nhé, đừng nên lo lắng thái quá.
Khi nào để trẻ ở chơi một mình?
Trong lúc con ngủ, mẹ có thể tranh thủ làm những việc riêng của mình như tắm rửa, dọn dẹp nhà cửa hoặc thư giãn. Tuy nhiên hãy đảm bảo an toàn khi ở nhà cho em bé sơ sinh, không nên để bé yêu quá nóng hoặc quá lạnh, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của con yêu.
Trong trường hợp bé thức, mẹ có thể cho con chơi với một số món đồ chơi miễn sao con vẫn trong tầm mắt của mẹ. Mẹ đọc thêm bài viết Khi nào để trẻ chơi một mình của EMBETAM để tham khảo những lưu ý an toàn cho trẻ khi ở nhà nhé!
Thời điểm cho trẻ sơ sinh ngủ một mình
Chuyên gia khuyến khích ba mẹ nên cho bé sơ sinh ngủ cùng phòng với ba mẹ trong 6 tháng đầu đời. Hầu hết các cặp vợ chồng cho trẻ nằm trong một chiếc cũi hoặc giỏ và đặt ngay cạnh giường của mình. Điều này giúp ba mẹ tiện trong việc chăm sóc và an ủi, ru con ngủ đặc biệt là đối với những bé gặp khó khăn với việc tự ngủ.
Thời điểm cho trẻ sơ sinh ngủ một mình
Sau khoảng thời gian này, ba mẹ có thể chuyển con sang tự ngủ ở một phòng khác, đồng thời theo dõi giấc ngủ của con thông qua thiết bị máy báo khóc. Mỗi khi con tỉnh giấc và quấy khóc, ba mẹ dễ dàng phát hiện và kịp thời xử lý.
Để biết cách rèn con tự ngủ từ sớm, cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm cũng như chế độ ăn ngủ của trẻ sơ sinh thế nào là hợp lý, ba mẹ tham khảo bài viết Rèn trẻ sơ sinh tự ngủ, bắt đầu từ đâu? của EMBETAM nhé!
An toàn ngủ cho trẻ sơ sinh
Trong những tháng đầu đời, em bé sơ sinh của bạn có thể ngủ đến khoảng 16-18 tiếng mỗi ngày, giữa những lần tỉnh dậy để bú mẹ. Tại sao vấn đề an toàn ngủ cho bé sơ sinh là đặc biệt được quan tâm đến vậy.
Nguyên nhân chính là hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) vô cùng phổ biến, và nó xảy ra trong chính giấc ngủ của bé yêu. Vậy để thực hiện an toàn ngủ cho trẻ sơ sinh, ba mẹ cần chú ý những gì?
Điều quan trọng là ba mẹ phải chọn một chiếc giường ngủ, đệm an toàn cho bé sơ sinh không được quá mềm hoặc quá cứng, đồng thời đảm bảo nhiệt độ phòng phù hợp, không để bé yêu bị quá nóng hoặc quá lạnh đều gây nguy cơ tỷ lệ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) tăng cao.
An toàn ngủ cho bé sơ sinh như thế nào?
Theo chuyên gia khuyến cáo, nhiệt độ phòng phù hợp cho trẻ sơ sinh là trong khoảng từ 18 đến 24 độ. Khi mới chào đời, ba mẹ nên đảm bảo con yêu được mặc đầy đủ quần áo vì lúc này trẻ chưa thể tự điều hoàn thân nhiệt. Ngoài ra, ba mẹ nên có một chiếc nhiệt kế phòng để giúp theo dõi thường xuyên.
Ba mẹ hãy đọc thêm bài viết An toàn ngủ cho trẻ sơ sinh và Chuẩn bị phòng ngủ cho trẻ sơ sinh của EMBETAM để chuẩn bị cho con một môi trường ngủ thích hợp và an toàn nhất nhé!
Thời điểm để trẻ sơ sinh ra ngoài trời
Có thêm một thành viên trong gia đình là lúc ba mẹ mong ngóng đến ngày con yêu lớn nhanh để được đưa bé đi chơi, đồng hành với ba mẹ trong mọi nẻo đường và sinh hoạt của cuộc sống gia đình. Do đó, nhiều mẹ thường thắc mắc trẻ sơ sinh mấy tháng thì được ra ngoài, mấy tháng thì có thể cho bé đi siêu thị, hay bé 1 tháng tuổi có nên đi xa?
Thế nhưng, những thắc mắc này của ba mẹ không hề có đáp án chính xác cho tất cả các bé. Việc đưa bé ra ngoài trời còn tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe cũng như tinh thần của mỗi em bé sơ sinh. Mẹ có thể đưa trẻ ra khỏi nhà ngay khi cảm thấy bé yêu đã sẵn sàng.
Cần chú ý gì khi cho trẻ đi chơi?
Tuy nhiên mẹ nên chú ý, trước khi cho trẻ ra khỏi nhà, ba mẹ nên đảm bảo con yêu được mặc đầy đủ quần áo, không quá nóng hay bị lạnh. Nếu mẹ định cho con ra ngoài lâu hơn 1 tiếng, hãy mang theo tã lót, bỉm, mang thêm quần áo hay bất kỳ vật dụng nào cần thiết cho em bé nhé.
Ba mẹ đọc thêm bài viết Khi nào nên cho trẻ sơ sinh ra ngoài trời của EMBETAM để tham khảo những kiến thức bổ ích giúp chăm sóc con yêu tốt nhé!
Vitamin K và sức khỏe trẻ sơ sinh
Việc tiêm vitamin K cho bà bầu đã không còn xa lạ đối với các mẹ phải không nào, đặc biệt là đối với những mẹ không bổ sung đủ lương vitamin K cần thiết bằng khẩu phần ăn hàng ngày.
Vitamin K có vai trò quan trọng giúp cho quá trình đông máu diễn ra thuận lợi, do đó ngăn ngừa xuất huyết, nhất là trong quá trình chuyển dạ, sinh con. Cung cấp đủ lương vitamin K cần thiết giúp cầm máu tốt hơn, mẹ không bị mất nhiều máu, do đó đảm bảo sức khỏe và phục hồi sau sinh nhanh hơn.
Bác sĩ tiêm vitamin K cho em bé sơ sinh
Thế nhưng vitamin K không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với bà bầu mà còn rất cần thiết cho cả bé yêu của bạn nữa đó. Những em bé khi mới sinh có thể bị chảy nhiều máu do máu khó đông, đây chính là biểu hiện thiếu vitamin K ở trẻ. Biểu hiện chảy máu thường gặp ở trẻ bao gồm chảy máu mũi, miệng, cuống rốn.
Hiện tượng này có thể xảy ra trong vòng 12 tuần đầu sau khi chào đời. Nghiêm trọng hơn, bé có thể bị xuất huyết não, ruột mà ba mẹ không thể nhận biết được, đe dọa sức khỏe con yêu. Do đó, các chuyên gia khuyến khích tất cả trẻ sơ sinh đều cần được bổ sung đầy đủ lượng vitamin K cần thiết.
Vậy để biết tiêm vitamin k cho trẻ sơ sinh khi nào, dấu hiệu trẻ thiếu vitamin k là gì, bổ sung vitamin k bằng cách nào, ba mẹ tham khảo bài viết Vitamin K và sức khỏe trẻ sơ sinh của EMBETAM nhé!
Đầu trẻ sơ sinh bị lõm, mềm có sao không?
Không còn xa lạ gì khi bế một em bé sơ sinh trên tay, ba mẹ nhận thấy trẻ sơ sinh có những phần da mềm, lõm, thóp vào trên đầu của em bé phải không nào. Những phần mềm này còn được gọi là phần thóp lại trên đầu trẻ con.
Hiện tượng này thường thấy ở hai vị trí phổ biến trên đầu em bé sơ sinh là vùng sau đầu em bé, có hình tam giác, vết lõm sau đầu trẻ sơ sinh cũng nhỏ hơn. Vị trí thứ 2 bị lõm là vùng đỉnh đầu, vùng lõm có kích thước lớn hơn và có hình như viên kim cương.
Trẻ sơ sinh đầu bị lõm phía sau có ảnh hưởng gì đến sức khỏe em bé sơ sinh không?
Thực ra nguyên nhân của hiện tượng là là do xương sọ của trẻ sơ sinh rất mềm, cũng là điều kiện thuận lợi để bác sỹ đưa em bé ra khỏi bụng mẹ dễ dàng và an toàn cho em bé hơn, đồng thời giúp cho quá trình chuyển dạ của mẹ bầu nhanh và ít đau đớn hơn.
Thông thường sau từ khoảng 10 đến 18 tháng, xương đầu của bé phát triển, các khớp xương ở những vùng lõm này sẽ đóng lại. Nên ba mẹ hoàn toàn có thể yên tâm không có vấn đề gì đối với con yêu đâu nhé.
Để tìm hiểu thêm về hiện tượng đầu trẻ sơ sinh bị lõm, ba mẹ tham khảo bài viết Đầu trẻ sơ sinh bị lõm, mềm có sao không của EMBETAM nhé!
Kiểm tra sức khỏe trẻ sơ sinh
Trong những giờ sau khi em bé chào đời, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát để đảm bảo con yêu của bạn không gặp vấn đề về sức khỏe nào, đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của con yêu.
Khoảng một giờ sau sinh, sau khi mẹ đã thực hành tiếp xúc da kề da với bé, y tá có thể thực hiện cân bé, kiểm tra nhiệt độ đồng thời đo chu vi đầu cho em bé của bạn. Trong vòng 72 giờ sau sinh, khi bé đã có cơ hội làm quen và thích nghi với thế giới bên ngoài, lúc này bác sỹ có thể thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát cho bé.
Ba mẹ nên đưa trẻ sơ sinh đi khám ở đâu?
Bài kiểm tra này ca bao gồm các bộ phận như kiểm tra đầu bé, khám tai cho trẻ sơ sinh, kiểm tra mắt, miệng, tim, phổi, bộ phận sinh dục, kiểm tra da, tay chân, cột sống, hông, và theo dõi phản xạ của em bé như nắm hoặc mút tay, khóc,…
Trong lần khám định kỳ tiếp theo, em bé sẽ được lấy máu gót chân để tiến hành xét nghiệm, tìm ra một số bệnh lý nguy hiểm ở trẻ sơ sinh. Do đó, ba mẹ nhớ đưa con đi khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sỹ nhé!
Mời ba mẹ tham khảo bài viết Kiểm tra sức khỏe trẻ sơ sinh của EMBETAM để giải đáp cho những thắc mắc của mình: Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh đi khám, khám sức khỏe định kỳ bao lâu 1 lần, kiểm tra dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh như thế nào nhé! Ngoài ra, tham khảo bài viết Tại sao phải lấy máu gót chân cho trẻ sơ sinh của EMBETAM để khám phá những kiến thức vô cùng bổ ích nhé!
Chăm sóc trẻ sơ sinh
Nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc và cách dỗ trẻ
Những tiếng khóc đầu đời của con yêu là niềm hạnh phúc đối với ba mẹ và cả gia đình, báo hiệu cuộc vượt cạn của mẹ bầu diễn ra thành công, mẹ tròn con vuông, một cuộc sống với thành viên mới được bắt đầu từ đây.
Thế nhưng, niềm vui của cuộc sống gia đình cũng bị dập tắt đúng vào giây phút em bé quấy khóc không ngớt, ba mẹ dù đã cố gắng thế nào cũng phải bó tay. Vậy làm thế nào để có thể dỗ bé?
Trẻ sơ sinh khóc vì nhiều nguyên nhân khác nhau như đòi ăn, thiếu ngủ, quá nóng hay lạnh,…
Các chuyên gia cho rằng muốn dỗ trẻ khóc, trước hết ba mẹ cần phải hiểu được nguyên nhân con khóc và sau đó mới tìm cách xử lý được. Chuyên gia cũng nêu ra những nguyên nhân khiến trẻ khóc bao gồm: trẻ bị đói, đòi ăn, trẻ gặp vấn đề về dạ dày, đau bụng, đầy hơi, trẻ cần được vỗ ợ hơi, tã quá bẩn, ướt cần được thay, trẻ thiếu ngủ, quá lạnh hoặc quá nóng do nhiệt độ phòng không phù hợp, cần sự vỗ về của người mẹ, đau do mọc răng, …
Hiểu được những nguyên nhân bé khóc này sẽ giúp ba mẹ giải quyết và dỗ bé dễ hơn. Ba mẹ hãy cùng đọc bài viết Nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc và cách dỗ trẻ của EMBETAM để chăm sóc bé tốt hơn cũng như duy trì tuần trăng mật sau sinh của mình nhé!
Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh
Ngay sau khi bé yêu chào đời, y tá sẽ kẹp dây rốn của con để tiến hành cắt dây rốn. Người bố cũng có thể muốn thay y tá làm việc này. Ba mẹ hãy cứ yên tâm, khi được cắt dây rốn, con yêu của bạn sẽ không hề bị đau vì không có dây thần kinh ở rốn nhé!
Dây rốn của con ở trên bụng sẽ chỉ còn từ 2 đếm 3 cm, gốc rốn sẽ khô và rụng bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian từ 5 đến 15 ngày sau khi chào đời. Khi gốc rốn khô, nó sẽ chuyển sang màu vàng lục, nâu và chuyển đen. Vậy nên ba mẹ đừng nên quá lo lắng khi thấy rốn trẻ sơ sinh bị đen, cũng tuyệt đối không được dứt cuống rốn ra ngay cả khi nó gần như sắp rụng nhé.
Chăm sóc cuống rốn trẻ sơ sinh cần đặc biệt được quan tâm.
Cuống rốn cần được vệ sinh sạch sẽ và giữ cho khô ráo để tránh nhiễm trùng. Ba mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn dung dịch vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh phù hợp nhất đồng thời tham khảo cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng, chuẩn bị cho việc chăm sóc con yêu những ngày tới.
Biểu hiện rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi, rốn trẻ sơ sinh chảy nước vàng, bị sưng đỏ, tấy, kèm theo sốt, kém ăn chính là dấu hiệu cho thấy rốn con yêu bị nhiễm trùng ba mẹ cần chú ý phát hiện kịp thời và đưa con đến khám bác sĩ để chữa trị.
Vậy quy trình chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh như thế nào, cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn ra sao và vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh bằng dung dịch gì? Ba mẹ tham khảo bài viết Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh của EMBETAM để biết thêm chi tiết nhé!
Ti giả cho trẻ sơ sinh
Ti giả là một dụng cụ hữu hiệu giúp trấn an, xoa dịu trẻ sơ sinh, giúp con ngủ ngon. Do đó, việc cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả hay ti giả là một phương pháp phổ biến được nhiều ba mẹ áp dụng.
Tuy nhiên các chuyên gia khuyến khích, nếu mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ nên đợi đến khi bé được ít nhất 4 tuần tuổi khi đã thiết lập thói quen bú tốt rồi mới nên dùng ti giả. Nguyên nhân là do nếu mẹ giới thiệu ti giả với con quá sớm, rất có thể con sẽ bị nhầm lẫn ti giả với núm vú của mẹ, khiến cho việc bú mẹ trở nên khó khăn hơn.
Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả?
Nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho thấy sử dụng ti giả không đúng cách và không vệ sinh ti giả tốt sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh.
Vậy sử dụng ti giả thế nào là đúng cách đem lại lợi ích cho con yêu, ty ngậm cho bé loại nào tốt, có nên cho bé ngậm núm giả khi ngủ và cách vệ sinh ty ngậm như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc này, a mẹ đọc bài viết Ti giả cho trẻ sơ sinh của EMBETAM nhé!
Tắm cho trẻ sơ sinh
Ngay từ khi con yêu chào đời, ba mẹ đã học hỏi được khá nhiều về cách chăm sóc trẻ sơ sinh phải không nào? Tắm cho bé yêu là một việc không thể thiếu trong quy trình chăm sóc bạn bé.
Nếu mẹ sinh đủ tháng, con yêu khỏe mạnh, ba mẹ và người nhà có thể tiến hành tắm lần đầu tiên cho bé sớm nhất là hai giờ sau sinh. Mẹ chú ý, lần tắm đầu tiên này chỉ nên kéo dài không quá 5 đến 10 phút để đảm bảo con không bị lạnh nhé.
Mẹ cũng không cần phải đợi cho đến khi cuống rốn rụng mới tắm cho bé vì thời gian cuống rốn rụng là trong vòng từ 5 đến 10 ngày đó. Cách tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn cũng tương tự như khi em bé còn cuống rốn, miễn sao ba mẹ thực hiện thật cẩn thận, nhẹ nhàng.
Tắm cho trẻ sơ sinh
Điều quan trọng ba mẹ cần chú ý là đảm bảo nước tắm cho trẻ sơ sinh phải đủ ấm, phù hợp với cơ thể bé, đồng thời thao tác tắm cho con yêu phải thật nhẹ nhàng. Tắm hai đến ba lần một tuần là đủ để bé được sạch sẽ, ba mẹ cũng nên thường xuyên rửa mặt, đồng thời vệ sinh bộ phận sinh dục và mông em bé cẩn thận sau mỗi lần thay tã.
Tham khảo một số clip tắm bé sơ sinh được thực hiện bởi các chuyên gia có thể giúp ba mẹ bớt bỡ ngỡ trong lần đầu tắm cho con yêu. Để biết tắm cho trẻ sơ sinh vào giờ nào, cách tắm cho trẻ sơ sinh bằng sữa tắm, cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông, ba mẹ đọc thêm bài viết Tắm cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đúng của EMBETAM nhé!
Hiểu nhu cầu của trẻ sơ sinh
Con yêu của bạn ngay từ giây phút chào đời đã sẵn sàng để giao tiếp với ba mẹ rồi đó. Vậy nên, hiểu nhu cầu và tâm lý của trẻ sơ sinh chính là cách để ba mẹ dễ dàng giao tiếp và hòa hợp với con hơn.
Ra ngoài môi trường mới hoàn toàn xa lạ và bỡ ngỡ được coi là một cú sốc, sang chấn tâm lý ở trẻ sơ sinh. Con yêu sẽ bắt đầu phải dần làm quen và thích nghi với cuộc sống mới trong khi nhu cầu an toàn của trẻ là rất cao. Do đó, lúc này ba mẹ chính là chỗ dựa tinh thần an toàn nhất cho con yêu đó.
Tại sao người lớn cần phải quan tâm đáp ứng nhu cầu giao tiếp của trẻ?
Ba mẹ cần thực sự chú ý đặc điểm sinh lý của trẻ sơ sinh vì những cử động của con lúc này dù là rất nhỏ nhưng lại chính là nỗ lực của con yêu muốn ba mẹ hiểu và đáp ứng một nhu cầu nào đó như con muốn được cho ăn, ngủ, con cần ba mẹ thay tã, con lạnh hay nóng quá, hoặc thậm chí là muốn được ba mẹ chơi cùng.
Vậy làm thế nào để hiểu được những nhu cầu của trẻ sơ sinh, những biểu hiện nào để ba mẹ nhận biết được con cần gì? Ba mẹ đọc thêm bài viết Hiểu nhu cầu của trẻ sơ sinh của EMBETAM để khám phá những kiến thức bổ ích nhé!
Lời khuyên về việc thay tã, bỉm cho trẻ sơ sinh
Không thể phủ nhận việc thay tã trẻ sơ sinh vào lần đầu làm cha làm mẹ thật là khó khăn phải không nào? Thế nhưng, bằng việc thực hành nhiều lần và thường xuyên, ba mẹ sẽ dần làm quen và trở nên thành thạo hơn mỗi ngày đó.
Ngoài những thông tin về việc thay tã bỉm cho trẻ sơ sinh vào 24 giờ đầu đời của con yêu, bây giờ EMBETAM muốn bật mí 10 lời khuyên từ chuyên gia dành cho ba mẹ liên quan đến tã, bỉm và cách thay tã bỉm, ba mẹ hãy theo dõi tiếp nhé!
Ba mẹ cần chú ý gì khi thay tã cho trẻ sơ sinh?
Điều đầu tiên cần nhớ là ba mẹ nên chọn đúng loại tã lót hoặc bỉm phù hợp có chất lượng tốt không gây kích ứng với da em bé. Đồng thời, chọn loại tã lót phù hợp với trẻ sơ sinh, chuẩn bị dự trữ trước nhiều tã lót vừa để tiết kiệm tiền lại đảm bảo con không bị thiếu khi cần thay, thay tã thường xuyên, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và mông cho bé yêu,…
Để hiểu rõ những lời khuyên này kèm theo những lưu ý quan trọng như cách vệ sinh khi thay tã cho bé, cách dùng miếng lót sơ sinh, tã vuông cho trẻ sơ sinh, ba mẹ tham khảo bài viết Lời khuyên về việc thay tã, bỉm cho trẻ sơ sinh của EMBETAM nhé!
Cho trẻ sơ sinh bú mẹ
Trong thai kỳ, ngực mẹ đã bắt đầu tiết ra sữa non, nguồn dinh dưỡng cho em bé sau khi chào đời. Do đó, mẹ có thể cho trẻ sơ sinh bú ngay sau khi con chào đời, một bữa ăn thịnh soạn giàu protein đã sẵn sàng cho bé yêu rồi đó.
Chuyên gia khuyến khích mẹ duy trì một chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo lượng sữa mẹ cho trẻ sơ sinh trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Sau sinh là lúc con yêu dành phần lớn thời gian cho việc ngủ, và tỉnh dậy thường xuyên để ti mẹ.
Mẹ cho em bé sơ sinh bú theo nhu cầu của em bé sơ sinh.
Ở các bé dưới 6 tuần mục tiêu tối ưu là thiết lập mối quan hệ tốt giữa cung và cầu sữa mẹ. Mẹ đảm bảo đủ sữa, cho con bú đúng khớp ngậm và ăn hiệu quả. Điều này không chỉ đảm bảo con đủ dinh dưỡng mà giúp tạo thói quen ăn uống tích cực và chủ động từ sơ sinh. Việc ti mẹ không chỉ đảm bảo dinh dưỡng cho bé yêu phát triển mà còn giúp bé cảm thấy an toàn và được yêu thương, đồng thời gửi thông điệp để mẹ tiết nhiều sữa non hơn nữa.
Vậy thời gian cho trẻ sơ sinh bú, cách cho trẻ sơ sinh bú mẹ, cũng như lượng sữa bú của trẻ sơ sinh như thế nào mới là phù hợp? Để giải đáp các thắc mắc này, ba mẹ đọc thêm bài viết Cho trẻ sơ sinh bú mẹ đúng cách của EMBETAM nhé!
Cắt móng tay cho trẻ sơ sinh
Móng tay của con yêu dài quá, tôi có nên cắt nó không? Đây là thắc mắc của rất nhiều mẹ trong quá tình chăm sóc em bé sơ sinh. Có nhiều ý kiến cho rằng ba mẹ nên kiêng cắt móng tay sau khi sinh. Vậy tại sao không được cắt móng tay cho trẻ sơ sinh?
Thời điểm thích hợp để cắt móng tay cho bé sơ sinh là gì nào?
Giải đáp thắc mắc này, các chuyên gia cho rằng móng tay của bé sơ sinh cần được luôn luôn giữ sạch sẽ và để ngắn, để trẻ không gãi mặt, gây xước xát chảy máu và nhiễm bệnh do vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên cắt móng tay không phải là giải pháp duy nhất đâu ba mẹ ạ.
Thay vào đó ba mẹ có thể dùng các đầu ngón tay của mình bóc phần móng dài của bé vì lúc này, móng của em bé sơ sinh còn rất yếu nên có thể bóc đi dễ dàng. Cách khác là ba mẹ cũng có thể dùng dùa móng tay để dũa móng một cách nhẹ nhàng cho bé.
Tuyệt đối không nên gặm đầu móng tay của trẻ sơ sinh vì có thể lây lan vi khuẩn từ miệng sang cho bé.
Theo quan niệm dân gian, các cụ ta từ xưa truyền tại nhau lại rất nhiều điều kiêng kị về việc cắt móng tay cho trẻ sơ sinh. Vậy nên cắt móng tay vào ngày nào, cắt móng tay ngày nào tốt, ba mẹ nên cắt móng tay lần đầu cho trẻ sơ sinh khi nào là phù hợp nhất? Ba mẹ tham khảo bài viết Tất tần tật về chuyện cắt móng tay cho trẻ sơ sinh của EMBETAM nhé!
Chăm sóc bộ phận sinh dục cho bé trai
Bộ phận sinh dục của bé trai rất nhạy cảm, do đó ba mẹ nên đặc biệt chú ý vệ sinh khu vực này cho bé một cách thật cẩn thận, đặc biệt là đối với những bé chưa cắt bao quy đầu thì việc vệ sinh sẽ khó khăn và cần được chú ý và cẩn trọng hơn nhiều.
Trong những tuần đầu tiên sau khi con yêu chào đời, ba mẹ chỉ cần vệ sinh cho bé bằng nước ấm sạch và bông. Ba mẹ có thể pha một chút sữa tắm dành riêng cho việc chăm sóc vùng nhạy cảm của em bé sơ sinh, tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chọn bất kì một sản phẩm nào cho bé nhé.
Trong vài ngày đầu sau sinh, em bé của bạn có thể bị sưng bộ phận sinh dục, điều này là hoàn toàn vô hại và thường gặp ở em bé sơ sinh, ba mẹ không nên lo lắng nhé. Điều này cho thấy chất lỏng đã bắt đầu được tích tụ trong bìu của trẻ, đây chính là chiếc túi chứa tinh hoàn của bé trai.
Mẹ vệ sinh bộ phận sinh dục cho con yêu
Hiện tượng sinh bộ phận sinh dục ở bé trai thường giảm và mất hẳn sau một vài tháng. Tuy nhiên sau khoảng thời gian này mà ba mẹ vẫn thấy hiện tượng bộ phận sinh dục của bé trai bị đỏ, và sưng tấy đồng thời bé trai bị ngứa bộ phận sinh dục thì hãy đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ ngay.
Đối với những bé cắt bao quy đầu thì dương vật của con yêu cần từ 7 đến 10 ngày để lành lại. Trong những ngày này, dương vật của con có thể bị đỏ và sưng lên. Ba mẹ cũng thấy một chất dịch tiết ra có màu vàng. Đây là những dấu hiệu bình thường ở trẻ sơ sinh sau khi cắt bao quy đầu nên ba mẹ không nên quá lo lắng nhé!
Vậy trẻ mấy tuổi thì lộn bao quy đầu, chăm sóc bộ phận sinh dục cho bé trai đã cắt bao quy đầu và chưa cắt bao quy đầu như thế nào cho đúng, bộ phận sinh dục bé trai nhỏ hay to không đồng đều có gây nguy hiểm không, cũng như tìm hiểu về cách chăm sóc bộ phận sinh dục cho bé trai hiệu quả và an toàn nhất, ba mẹ tham khảo thêm bài viết Chăm sóc bộ phận sinh dục cho bé trai của EMBETAM nhé!
Chăm sóc bộ phận sinh dục cho bé gái
Cũng giống như bộ phận sinh dục của bé trai, bộ phận sinh dục của bé gái sơ sinh cũng đặc biệt nhạy cảm và phức tạp do đó đòi hỏi việc vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé gái sơ sinh phải rất cẩn thận và nên được đặc biệt chú ý.
Trong những tuần đầu tiên, ba mẹ có thể vệ sinh vùng kín cho bé bằng nước ấm sạch và bông. Chuyên gia cũng khuyến khích việc vệ sinh vùng kín cho trẻ sơ sinh bằng nước muối pha loãng để làm sạch các nếp gấp môi, môi bé của âm đạo, và phần mu để tránh mồ hôi bui bẩn gây viêm nhiễm.
Mẹ vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé gái
Trong vài tuần đầu tiên, vùng kín của bé có thể bị sưng và đỏ, hoặc xuất hiện dịch tiết ra có màu trong, trắng hoặc hơi có máu từ âm đạo. Hiện tượng vùng kín bé gái có bợn trắng và tiết dịch như này là hoàn toàn bình thường, đó là do sự tiếp nhận hormone từ người mẹ ngay từ khi còn chưa chào đời đó.
Để tham khảo chi tiết về việc chăm sóc bộ phận sinh dục cho bé gái sơ sinh, ba mẹ đọc thêm bài viết Chăm sóc bộ phận sinh dục cho bé gái của EMBETAM nhé!
Trên đây là những kiến thức về chăm sóc em bé sơ sinh, EMBETAM hi vọng các bài viết của EMBETAM sẽ giúp ba mẹ trang bị cho mình hành trang đầy đủ giúp chăm sóc, nuôi dưỡng con yêu thật tốt để có một cuộc sống hạnh phúc viên mãn với thành viên nhỏ của mình nhé!