Mẹ sau sinh mổ thường mất nhiều thời gian hồi phục hơn sinh thường. Bởi vậy chăm sóc sản phụ sau sinh mổ cũng phải hết sức chu đáo và cẩn trọng. Bài viết sau đây sẽ Hướng dẫn chăm sóc bà mẹ sau sinh mổ an toàn và nhanh hồi phục.
1. Chăm sóc vết mổ sau sinh tại viện
Việc chăm sóc vết mổ sau sinh sẽ quyết định trực tiếp đến việc vết sẹo mổ có nhanh liền hay không, có để lại sẹo lớn hay không.?
Những ngày đầu tiên lưu viện sau sinh mẹ, mẹ sẽ được các nhân viên y tế vệ sinh vết mổ sạch sẽ hàng ngày. Ngoài ra, mẹ cũng sẽ được bác sĩ chi định dùng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc co hồi tử cung… để tránh nhiễm trùng hay biến chứng sau sinh. Trong thời gian này, chị em cần giữ gìn vết mổ, không tự tháo băng, không làm ướt băng gạc…
Khoảng 2-3 ngày sau sinh, sản phụ sẽ được nhân viên y tế sẽ đánh giá vết mổ. Nếu vết mổ khô, không sưng đau, chảy dịch thì có thể để hở, không cần băng kín. Trong trường hợp vết mổ vẫn đau, bạn có thể thông báo tới bác sĩ để được kê thuốc giảm đau phù hợp.
Thời gian này, nếu đi tắm, sản phụ chỉ nên lau người bằng khăn bông mềm để tránh chạm đến vết mổ và lau từ phía trước ra đằng sau để tránh nhiễm trùng. Sản phụ cũng cần lưu ý không để vùng da xung quanh vết mổ bị nhiễm bẩn.
2. Chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà
Sau sinh mổ, sản phụ sẽ được lưu viện khoảng 4-5 rồi xuất viện trở về nhà. Thời gian chăm sóc vết mổ tại nhà, chị em không nên sờ tay vào vết mổ, không gãi vết mổ có phản ứng ngứa. Chị em có thể tắm bình thường, sau đó dùng khăn sạch để thấm khô vết mổ.
Hiện nay, phần lớn các ca sinh mổ được khâu bằng chỉ tự tiêu nên sản phụ không phải quay lại bệnh viện để rút chỉ.
Một số lưu ý dành cho sản phụ khi chăm sóc vết mổ tại nhà:
– Luôn rửa tay sạch sẽ khi chạm vào vết mổ.
– Không tắm quá lâu, không ngâm mình trong bồn tắm bởi sẽ làm ướt vết thương.
– Dùng khăn có chất liệu mềm sạch thấm khô vết mổ sau khi tắm
– Giữ vết mổ sau sinh khô thoáng. Có thể sử dụng dung dịch betadin hay povidine 10% để vệ sinh vết mổ.
3. Chế độ dinh dưỡng
– Các bà mẹ không được ăn gì trong vòng 6h sau mổ. Chỉ uống nước lọc, nước đường, ăn cháo loãng, cho tới khi bắt đầu “xì hơi” được mới ăn thức ăn đặc. Không nên dùng nhiều đường, bột hay các sản phẩm từ đậu tương vì các sản phẩm này dễ gây đầy hơi. Tình trạng táo bón, đầy hơi thường vẫn tồn tại sau mổ 3 – 5 ngày do ảnh hưởng của thuốc tê, vì thế nên uống nhiều nước.
– Từ ngày thứ 2 trở đi, các bà mẹ ăn uống như bình thường, tăng cường thức ăn giàu đạm và canxi, đồng thời uống nhiều nước để có nhiều sữa cho con bú. Lưu ý không dùng các loại thực phẩm gây tiêu chảy hoặc dị ứng.
Mẹ nên ăn các thức ăn giàu chất dinh dưỡng đạm, đường, chất sắt, rau củ nấu chín… Những bà mẹ có cơ địa sẹo lồi cần tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng và làm đầy vết thương nhanh như: Thịt gà, thịt bò, hải sản, rau muống.
4. Vận động, nghỉ ngơi
– Việc vận động sau sinh có thể khiến các bà mẹ đau đớn, nhưng đừng vì vậy mà nằm nhiều trên giường. Ngay sau khi ống thông tiểu được lấy ra, mẹ đã có thể bước xuống giường tập đi bộ trở lại. Trước đó, mẹ có thể cử động tay chân nhẹ nhàng hoặc ngồi dậy.
– Việc vận động, đi bộ ngắn giúp các chức năng bình thường của cơ thể hồi phục nhanh hơn, đồng thời giảm các nguy cơ mắc biến chứng sau phẫu thuật như: Dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch…
– Tập thể dục sẽ rất tốt và thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục sau sinh. Nhưng nếu mẹ sinh mổ thì vẫn cần từ 4 – 6 tuần sau sinh mới được tập luyện trở lại.
5. Cho con bú
Sau khi sinh, mẹ cần cho con bú ngay càng sớm càng tốt, vì lúc này sữa non có chứa nhiều dinh dưỡng, chất đề kháng nhất cho sự phát triển tốt và tăng cường sự miễn dịch cho trẻ.
6. Vệ sinh
– Mẹ nên rửa mặt, súc miệng và chải răng mỗi ngày.
– Đi tiểu: Trong ngày đầu có thể dùng bô, những ngày sau vào nhà vệ sinh.
– Vệ sinh thân thể bằng nước ấm sạch và lau khô người. Tránh làm ướt vết mổ. Sang tuần thứ 2 có thể tắm rửa bình thường, nhưng không chà xát mạnh lên vết mổ.
7. Sản phụ đến bệnh viện kiểm tra vết mổ sau sinh khi nào?
Trog thời gian chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà, nếu gặp phải một trong những triệu chứng sau, sản phụ nên tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám cụ thể:
– Đau bụng dưới dữ dội, đặc biệt vị trí vết mổ, dù không động vào cũng rất đau, có thể là tổn thương bên trong.
– Vết mổ sưng, tấy, vùng da xung quanh đỏ, nóng ran hoặc ngứa. Có dịch mủ chảy ra và có mùi hôi. Đây là dấu hiệu của việc nhiễm trùng vết thương.
– Sốt cao trên 38,5 độ
– Sản dịch sau sinh có mùi hôi, là biểu hiện của nhiễm trùng hậu sản.