Khoảnh khắc con yêu chào đời – khoảnh khắc Bố mẹ vỡ òa trong hạnh phúc để đón con về trong vòng tay yêu thương của cả gia đình có lẽ là thời khắc Hạnh Phúc vô bờ với bậc làm cha, làm mẹ. Song, cũng từ đây, việc tắm trẻ sơ sinh bắt đầu, mẹ hiểu trách nhiệm của mẹ với sinh linh bé bỏng này thật lớn lao và mẹ đang phải đối diện với không ít khó khăn, lo lắng…
Tắm gội vệ sinh cho bé như thế nào
Chăm sóc bé như thế nào là tốt nhất cho con yêu vừa lọt lòng Mẹ, sau từ 3 đến 5 ngày tại bệnh viện hai me con đã ổn định sức khỏe. Sau khi về nhà mẹ và bé vẫn phải tiếp tục theo dõi và chăm sóc của gia đình. Giai đoạn đầu đời của bé yêu cần được sự chăm sóc tốt nhất sẽ là tiền đề cho sự phát triển về sau, việc tắm gội, vệ sinh cho bé lúc này khá quan trọng đối với trẻ sơ sinh, nhất là phần rốn bé (vẫn chưa khô và rụng) cần được theo dõi vệ sinh tránh viêm nhiễm cho bé, ngoài ra những bộ phận khác như mắt, tai, mũi, miệng, bộ phận sinh dục cũng phải được vệ sinh.
Mẹ bé cũng cần theo dõi sản dịch, chăm sóc vết thương hay vết cắt tầng sinh môn cho đến khi lành hẳn, nếu là mẹ sinh con lần đầu sẽ có nhiều bỡ ngỡ trong giai đoạn này, liệu mình có chăm sóc khoa học nhất cho bé chưa?…vv.
Hiểu được những lo lắng của các bậc làm cha mẹ,
DRCARE trung tâm hàng đầu về lĩnh vực chăm sóc Mẹ và Bé sau sinh tại Hà Nội
Chúng tôi một gia đình tràn ngập yêu thương bé, tiền thân là các nhân viên ngành y tế (Điều dưỡng, Nữ hộ sinh hay Y sĩ). Với vốn kiến thức được trau dồi từ các bệnh viện, chúng tôi chuyên nghiệp hơn trong lĩnh vực chăm sóc Mẹ và Bé sau sinh tại nhà. Được đào tạo bài bản bởi các cử nhân Hộ sinh, cử nhân điều dưỡng dồi dào kinh nghiệm. BIBO CARE tự hào bằng cả tình yêu thương bé và lòng nhiệt huyết với ngành nghề sẽ mang đến Dịch vụ Tắm bé sơ sinh tại nhà tốt nhất cho các gia đình tại Hà Nội.
QUY TRÌNH TẮM BÉ SƠ SINH TẠI NHÀ
Bước 1: Chuẩn bị trước khi tắm bé
• Địa điểm: Nơi kín gió, nên tắt quạt và đóng tất cả các cửa, về mùa đông nên có thêm lò sưởi điện và điều hòa ấm.
• Các dụng cụ chuẩn bị gồm có: Chậu tắm, quần áo, tã lót, khăn lớn, khăn nhỏ, nước ấm ( khoảng 36->38 độ ) dùng mặt trong khuỷu tay hay nhiệt kế để thử độ ấm của nước, tăm bông, bông gòn, nước muối sinh lý, băng rốn, gạc tiệt trùng, dung dịch cồn, dung dịch iot.
Bước 2: Rửa mặt và gội đầu
• Chú ý: 2 ngón tay tre kín phần tai của bé.
• Dùng khăn xô nhỏ thấm nước lau nhẹ nhàng vùng mặt và vùng sau 2 vành tai.
• Làm ướt tóc và thoa dầu gội đầu lên tóc bé, mát xa nhẹ nhàng.
• Gội sạch dầu gội bằng nước ấm, sau đó dùng khăn xô nhỏ lau khô đầu cho bé.
Bước 3: Tắm toàn thân
• Nhẹ nhàng cởi bỏ quần áo cho bé, dùng khăn xô nhỏ lau sạch từ trước ra sau, từ trên xuống dưới, chú ý các vùng nếp nhăn như cổ, khuỷu tay, nách, bẹn.
Có thể tráng qua bằng nước ấm sạch, nhẹ nhàng sau đó đặt bé lên giường lau khô toàn thân bé.
Bước 4: Vệ sinh bộ phận sinh dục
• Đối với bé trai: Rửa dương vật nhưng không làm tuột bao quy đầu
Bước 5: Vệ sinh & Chăm sóc rốn
• Nhẹ nhàng tháo băng và gạc rốn. Quan sát kỹ xem rốn có bất thường không.
• Dùng bông tẩm dung dịch cồn hoặc dung dịch iot lau sạch xung quanh chân rốn theo hướng từ trong ra ngoài, sau đó từ chân rốn lên kẹp rốn và cuối cùng là mặt cắt của rốn.
• Cuối cùng dùng gạc vô khuẩn băng che kín rốn cho bé.
Bước 6: Chăm sóc tai, mắt, mũi.
+ Nhỏ nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi của trẻ, dung tăm bông thấm khô và nhẹ nhàng lấy các gỉ mũi cho bé.
+ Kiểm tra xem trẻ có bị tưa lưỡi hay không? ( nếu có đánh tưa lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý ấm).
+ Quấn trẻ lại và cho trẻ bú mẹ.
Gọi ngay cho DrCare để được hướng dẫn tắm cho bé đúng cách
DrCare Vietnam – Bác sĩ của bé Đồng hành cùng mẹ
Địa chỉ: 475 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0976840756 – 0979431756 (Call & Zalo)
Website:
Fanpage: www.facebook.com/tambedrcare
Nhóm Zalo: https://zalo.me/g/sxrnsx957
Lợi ích khi tắm cho bé
Tắm cho con là công việc quen thuộc. Bạn chỉ cần đun nước ấm, chuẩn bị khăn mềm hoặc có thêm dầu gội, sữa tắm cho bé là đủ. Tắm không chỉ giúp bé sạch sẽ mà còn khiến bé luôn khỏe mạnh.
- Phòng hăm cho bé: Dù bạn có thay tã thường xuyên thì cũng không loại bỏ được hết nước tiểu dính trên da bé. Trong khi đó, tắm giúp vùng da quấn tã sạch sẽ và loại bỏ tất cả vi khuẩn có hại, gây kích thích trên da.
- Vừa tắm vừa kiểm tra: Khi tắm bé, bạn có thể tranh thủ kiểm tra chứng phát ban hay các dấu hiệu khác trên da cho bé. Nếu bạn thấy bất kỳ sự thay đổi nào ở da, bạn có thể đưa con đi khám.
- Làm dịu cơn đau bụng ở bé: Tắm có thể làm dịu cơn đau bụng ở bé. Các bác sĩ khuyến cáo, mẹ và bé có thể tắm cùng nhau vì đó là khoảng thời gian thư giãn tuyệt vời cho hai mẹ con. Bạn có thể đặt bé nằm trên bụng mẹ và cho bé bú khi mẹ và bé ngồi trong bồn tắm ít nước (đảm bảo ngực mẹ không chạm nước). Có thể giữ vòi nước luôn chảy nhẹ trong bồn vì âm thanh từ vòi nước giúp bé thư giãn, lại đảm bảo nước trong bồn luôn ấm.
- Làm sạch bất kỳ vùng nào trên người bé: Tắm cho phép bạn làm sạch toàn cơ thể bé, nhất là các nếp gấp (nơi vi khuẩn cư trú). Nên tắm kỹ vùng sau tai, háng và dưới cánh tay bé. Bạn có thể dùng khăn ướt vỗ nhẹ lên da bé, tránh cọ mạnh vì nó gây kích ứng cho làn da của bé.
- Chữa cứt trâu cho bé: Cứt trâu có thể do tuyến mồ hôi hoạt động quá mạnh. Gội đầu thường xuyên giúp loại bỏ những vảy khô trên đầu của bé nhưng bạn cần thận trọng. Cứt trâu thường không gây đau cho bé nhưng nếu không chú ý, da đầu bé có thể bị bong, kích ứng và chảy máu.
DrCare Vietnam – Bác sĩ của bé Đồng hành cùng mẹ
Địa chỉ: 475 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0976840756 – 0979431756 (Call & Zalo)
Website:
Fanpage: www.facebook.com/tambedrcare
Nhóm Zalo: https://zalo.me/g/sxrnsx957